10 Kinh nghiệm quản lý nhân sự đúc rút từ thực tiễn – Làm Quản lý phải đọc

Theo nghiên cứu của McKinsey: có tới 75% nhà lãnh đạo cho rằng quản lý nhân sự là kỹ năng khó thực hiện hiệu quả nhất.

Trên thực tế, kinh nghiệm quản lý nhân sự cần được mài dũa trong suốt thời gian dài từ khi còn là nhân viên đến quản lý cấp trung sau đó tới vị trí lãnh đạo cốt cán. Quản lý nhân sự không hiệu quả có thể dẫn tới những hệ lụy: bất bình nội bộ, tỷ lệ giữ chân nhân tài thấp, năng suất làm việc yếu kém, dữ liệu rời rạc sai sót, bộ máy nhân sự lẻ tẻ thiếu đoàn kết. Để giúp các CEO, manager quản lý nhân sự hiệu quả, Azza HRM chia sẻ 10 kinh nghiệm quản lý được đúc rút từ thực tiễn dưới đây:

Xây dựng giá trị – phong cách quản lý cá nhân

Để làm tốt công tác quản lý, bạn cần xây dựng cho mình hình tượng muốn hướng tới. Điều đó sẽ quyết định phong cách quản lý của bạn đối với nhân viên trong tương lai.

Chắc hẳn bạn đã từng tiếp xúc với các nhà lãnh đạo có sắc thái quản lý lạnh lùng, quyết đoán thậm chí khó tính hay nhà quản lý luôn nhiệt tình, niềm nở. Đó là hai phong cách quản lý thường thấy nhất, bạn có thể chọn cho mình một phong cách quản lý riêng như: kỷ luật, nguyên tắc hay hòa đồng,…

Bên cạnh đó, bạn cần phải truyền thông thương hiệu cá nhân. Điều đó sẽ giúp bạn thu hút nhân tài, tăng giá trị bản thân trước công chúng, tăng trọng lượng lời nói của mình trước nhân sự. Hiện nay, rất nhiều CEO như shark Phạm Thanh Hưng, Shark Thái Vân Linh, CEO Tony, CEO Phạm Nhật Vượng,…thường xuyên chia sẻ các kiến thức giá trị trong lĩnh vực, kỹ năng quản lý, kỹ năng kinh doanh trên các trang mạng xã hội.

Lắng nghe và thấu hiểu nhân viên

Có một lần tôi từng nghe một nhân sự làm việc 10 năm trong công ty chia sẻ về “lý do tại sao gắn bó và cống hiến trong công ty suốt 10 năm”. Bạn nhân sự chia sẻ: “ Em có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức lương cao hơn nhưng em chọn ở lại công ty vì ban lãnh đạo công ty luôn lắng nghe ý kiến của nhân sự và tìm hướng tháo gỡ những khó khăn của nhân sự”

Lắng nghe và thấu hiểu nhân sự là một trong những yêu cầu căn bản của nhà quản lý. Vậy bạn cần phải lắng nghe và thấu hiểu như thế nào?

Bạn cần nắm bắt ý kiến nhân sự đề xuất về vấn đề gì? lắng nghe những khó khăn của nhân sự và cho cơ hội nhân sự nói lên hướng giải quyết của họ. Tuy nhiên quyền quyết định vẫn do bạn đưa ra.

Ví dụ, nhân sự phòng marketing đề xuất tuyển dụng thêm nhân sự thiết kế. 

Bạn cần lắng nghe những khó khăn hiện tại của phòng về mức độ cung cấp các ấn phẩm truyền thông trong các chiến dịch. Sau đó lắng nghe đề xuất của nhân sự như: tuyển dụng bao nhiêu nhân sự thiết kế hay thuê ngoài? Sau đó bạn sẽ thực hiện khảo sát ý kiến toàn bộ nhân sự phòng marketing để nắm được thực trạng và thái độ hài lòng của họ về nhiệm vụ thiết kế. Qua đó bạn mới đưa ra quyết định tuyển dụng thêm hay duy trì và giải thích cho nhân sự phòng những đánh giá cá nhân của bạn.

Công bằng trong quản lý

Sau nhiều năm làm ở vị trí quản lý, tôi nhận thấy rằng: “Sự thiên vị sẽ giết chết tinh thần và sự cố gắng của nhân viên”. Nếu bạn không công bằng, bạn sẽ chỉ nhận được sự cố gắng của những nhân sự “cưng” của bạn, nhưng nếu bạn công bằng bạn sẽ nhận được cố gắng của toàn bộ nhân sự trong công ty.

Việc công bằng trong quản lý nhìn chung được thể hiện những vấn đề sau:

    • Khối lượng công việc từng nhân sự ở vị trí tương đương
    • Phân chia công việc hợp lý
    • Đặt KPI phù hợp: Không nên đặt KPI đánh đố nhân viên cũng không nên đặt KPI quá dễ thực hiện tạo môi trường thiếu cạnh tranh
    • Ghi nhận cố gắng của nhân viên
    • Ghi nhận kết quả làm việc của nhân sự thành tích tốt
    • Hòa đồng trong giao tiếp với tất cả nhân sự không tạo sự thiên vị
    • Lắng nghe phản hồi nhân viên trong công tác quản lý

Đo lường đánh giá kết quả làm việc nhân sự chính xác

Bạn cần đánh giá kết quả làm việc nhân viên một cách chính xác và khoa học. Điều đó không chỉ giúp bạn nhìn nhận năng lực thực sự của nhân viên mà còn nâng cao trải nghiệm hài lòng của nhân sự.

Hiện nay, các tổ chức sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự để công tác đánh giá kết quả chính xác hơn. Đây là một cách làm rất hay giúp nhà quản lý đánh giá chi tiết từng chỉ tiêu nhân sự: chuyên môn, chuyên cần, kỹ năng, thái độ làm việc,… Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm để quản lý kết quả làm việc của nhân viên giúp các nhà quản lý mới vào công ty nắm được tình hình làm việc của nhân sự tránh đánh giá nhân sự một cách cảm quan.

Linh hoạt trong quản lý tránh rập khuôn tư tưởng

Dù bạn xây dựng phong cách quản lý cá nhân theo hình mẫu nào bạn cũng cần phải biết rằng: quản lý con người là một loại quản lý cần sự mềm dẻo và linh hoạt. Nếu bạn luôn rập khuôn theo nguyên tắc mà không lắng nghe khó khăn của nhân viên và giải quyết các trường hợp ngoại lệ, bạn sẽ không thể giữ chân nhân sự. 

Và một trong những điều nguy hiểm nhất khi một nhân sự bất mãn đó là họ sẽ có xu hướng “nói xấu” tổ chức và lôi kéo những nhân sự khác thay đổi suy nghĩ về công ty giống họ.

Am hiểu công nghệ để áp dụng thực tế

Trong thời kỳ chuyển đổi số lên ngôi như hiện nay, tìm hiểu và áp dụng công nghệ là một trong những kinh nghiệm quản lý nhân sự “đắt giá” nhất. Triển khai áp dụng phần mềm sẽ giúp tổ chức tự động hóa các quy trình làm việc, loại bỏ những rườm rà không cần thiết và làm tăng trải nghiệm hài lòng của nhân viên.

Truyền cảm hứng cho nhân viên

Một nhà quản trị tài giỏi và tâm huyết sẽ truyền động lực làm việc rất lớn cho nhân viên, hơn thế họ còn cảm thấy tự hào khi được cống hiến cho bạn. Do đó, bạn cần phải có kế hoạch truyền cảm hứng làm việc cho nhân sự bằng cách:

  • Chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp, câu chuyện cá nhân, câu chuyện kinh doanh
  • Chia sẻ tư duy quản lý con người
  • Chia sẻ những case study về nhà quản trị
  • Truyền thông mục tiêu, tầm nhìn công ty
  • Chia sẻ về lộ trình thăng tiến của công ty

Đơn cử trong thời gian dịch bệnh vừa qua, CEO Apple – Tim Cook đã có buổi trò chuyện trực tuyến với đội ngũ nhân sự về: Cách vượt qua dịch bệnh và làm tốt công việc của mình mỗi ngày, luôn lạc quan vào kết quả trong tương lai. 

Ông chia sẻ: “Nếu chúng ta tập trung vào những gì chúng ta làm tốt nhất, nếu chúng ta tiếp tục đầu tư, nếu chúng ta quản lý công việc một cách khôn ngoan và đưa ra những quyết định mang tính hợp tác, nếu chúng ta quan tâm đội ngũ của mình, nếu đội ngũ nhân viên quan tâm công việc của họ, tôi không thấy có bất kỳ lý do gì để không lạc quan cả”. Những lời chia sẻ này đã giúp hàng triệu triệu nhân sự Apple có thêm động lực làm việc và quyết liệt chinh phục công việc hàng ngày, hàng giờ.

Tổ chức đào tạo nhân sự

Kinh nghiệm quản lý nhân sự thể hiện rõ ở việc bạn tổ chức đào tạo nhân sự hiệu quả. Các nội dung cần đào tạo nhân viên như:

  • Văn hóa công ty
  • Kiến thức chuyên môn
  • Kỹ năng nghề nghiệp khác
  • Quy trình làm việc, đề xuất, xét duyệt
  • Cách tương tác giữa các phòng, nhân sự – lãnh đạo, nhân sự – nhân sự
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng trách nhiệm với công việc được giao

Việc đào tạo cần đi đôi với đánh giá, bạn cần kiểm tra kiến thức tiếp thu được của nhân sự qua các buổi đào tạo. Nếu khâu đánh giá không tốt, bạn sẽ phải đào tạo lại rất nhiều lần.

Biểu dương khen thưởng nhân viên thành tích xuất sắc

Nếu nhân sự làm tốt, mang lại doanh số cao cho tổ chức nhưng cũng chỉ được ghi nhận như những nhân sự yếu kém, họ sẽ không muốn cố gắng và cống hiến. Bạn cần tạo ra những phần thưởng vật chất và tinh thần cho nhân viên xuất sắc để nhân sự đó cảm thấy xứng đáng cũng như giúp các nhân sự khác cố gắng hơn.

Kỹ lưỡng trong việc xem xét bổ nhiệm

Kinh nghiệm quản lý nhân sự quan trọng nhất đó là lập kế hoạch nhân sự kế thừa các vị trị cốt cán. Bạn cần xem xét đánh giá năng lực, thái độ, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của nhân sự để cân nhắc lên vị trí cao hơn.

Để làm tốt 10 kỹ năng quản lý nhân sự này, chúng tôi khuyên bạn cần làm tốt khâu lập kế hoạch và đánh giá kết quả. Áp dụng phần mềm nhân sự hiệu quả sẽ giúp bạn khoa học trong việc lập kế hoạch cũng như theo dõi kết quả quản lý cũng như kết quả làm việc của nhân sự.

Mọi thông tin hợp tác xin liên hệ hotline : O94.775.8886 hoặc tham khảo thêm về: Phần mềm quản lý nhân sự AZZA HRM và xem thêm các bài khác về giải pháp quản lý nhân sự

Leave A Comment