10 Tips không thể bỏ lỡ để quản lý vận hành phòng tập gym trơn tru

Để quản lý vận hành phòng tập Gym hiệu quả đòi hỏi bạn cần phải phân tích thị trường, khách hàng, trang bị kiến thức quản lý chi phí, nhân sự và ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn là một “tay mơ” mới gia nhập ngành, bạn cũng đừng lo lắng. Hãy đọc ngay bài viết: “10 Tips không thể bỏ lỡ để quản lý vận hành phòng tập gym trơn tru” dưới đây để có thể quản lý phòng tập hiệu quả.

1. Nghiên cứu thị trường kinh doanh phòng tập Gym

Kinh doanh phòng tập gym là ngành có lợi nhuận cao do đó để đạt hiệu quả tối ưu nhất bạn cần phải khảo sát thị trường kỹ lưỡng từ: nhu cầu khách hàng, đối tượng, sở thích, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đơn vị bạn.

Từ đó bạn mới có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh và vận hành bài bản như: đầu tư cơ sở hạ tầng, địa điểm kinh doanh, nhân sự, quản lý, vận hành, chăm sóc khách hàng,…

2. Tìm hiểu bài toán kinh doanh từ những đơn vị đi trước

Để quản lý phòng tập gym hiệu quả yêu cầu bạn phải học hỏi từ những người đi trước để:

  • Xác định những khó khăn và rủi ro có thể gặp phải
  • Chuẩn bị các phương án xử lý khi gặp sự cố
  • Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành chi tiết
  • Tham khảo cách quản lý nhân viên, kết nối PT, truyền thông thương hiệu

Để quản lý vận hành phòng tập gym trơn tru sau khi hoạt động, bạn nên học hỏi từ các chuyên gia – những người có kinh nghiệm trong ngành để học hỏi. Những kinh nghiệm của người đi trước vô cùng quý báu, không đơn thuần là những ý tưởng và lời nói sáo rỗng như người mới bắt đầu sẽ mang lại hiệu quả thực tế cao.

Hình ảnh mô tả phòng tập gym chuyên nghiệp
Hình ảnh mô tả phòng tập gym chuyên nghiệp

3. Lập kế hoạch phân bổ chi phí

Trên thực tế, kinh doanh phòng tập gym cũng giống như các loại hình kinh doanh khác cần có những loại chi phí căn bản sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng – điểm kinh doanh

Đối với chi phí mặt bằng bạn cần cân nhắc tùy thuộc vào nguồn vốn của mình để lựa chọn quy mô mặt bằng, địa điểm, mặt tiền để thuận tiện kinh doanh.

Nếu bạn có vốn lớn có thể thuê mặt bằng tại các vị trí đắc địa, đông dân cư như các thành phố lớn (hà nội, thành phố HCM,…). Chi phí thuê có thể dao động từ 30 đến 100 triệu/tháng.

  • Chi phí nhập máy tập tại phòng gym

Chi phí nhập máy móc phòng tập gym là khoản chi phí cao nhất mà bạn cần tính toán kỹ lưỡng. Bạn cần tính toán kỹ lưỡng giữa nguồn vốn mình có về chi phí mua một máy móc để nhập số lượng phù hợp.

Một mẹo hiệu quả là bạn có thể tìm đến các phòng tập muốn nhượng lại cửa hàng, máy móc để tối ưu chi phí. Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra máy móc cẩn thận tránh tình trạng nhập phải máy móc đã gặp lỗi.

  • Chi phí nhân viên chăm sóc khách hàng và PT

Tùy thuộc vào quy mô phòng tập để bạn thuê nhân viên, PT cho phù hợp.

Ngoài ra bạn sẽ phải tính toán đến các khoản chi phí vận hành phòng tập như: điện, nước, an ninh, các khoản phí phát sinh khác.

Bạn nên lập một bản kế hoạch chi phí và phân bổ phù hợp trước khi bắt tay vào nhập mua máy móc, thuê vị trí hay tuyển nhân sự.

4. Lấy khách hàng làm trung tâm – tăng trải nghiệm hài lòng

Kinh doanh phòng tập Gym là một ngành dịch vụ. Bản chất của ngành dịch vụ là thỏa mãn trải nghiệm khách hàng. Do đó, không ngừng cải tiến để tăng trải nghiệm khách hàng là việc làm hết sức quan trọng.

Bạn cần đo đếm các điểm chạm của khách hàng khi đến phòng tập để hoàn thiện chúng. Nhìn chung sẽ những vấn đề sau bạn cần giải quyết để tăng trải nghiệm khách hàng đến với phòng Gym:

  • Cơ sở vật chất: Bạn cần trang bị máy tập, cơ sở vật chất hiện đại để người tập đến đó cảm nhận được sự sang trọng và hài lòng
  • Nhân viên PT: Bạn cần phải đào tạo các nhân viên hướng dẫn tập gym bài bản từ: chuyên môn tập đến kỹ năng chăm sóc, phục vụ khách hàng cùng các xử lý các tình huống phát sinh trong phòng tập.
  • Lịch sự trong giao tiếp: Dù là nhân viên hay quản lý cũng cần đặt KHÁCH HÀNG LÀ TRUNG TÂM của mọi cuộc giao tiếp tránh xung đột
  • Nâng cấp giá trị chất lượng bài tập: Chỉ khi khách hàng thấy sự thay đổi, cải thiện vóc dáng, sức khỏe, họ mới tiếp tục tin tưởng và sử dụng dịch vụ bên bạn. Do đó hãy luôn nâng cấp các bài tập thể hình của trung tâm

5. Quản lý và đào tạo nhân sự

Quản lý vận hành phòng tập gym khó nhất là quản lý nhân viên, PT. Bởi nhân viên là bộ mặt của tổ chức. Do đó, bạn cần phải chú trọng khâu quản lý và đào tạo nhân viên hiệu quả:

    • Đào tạo nhân viên, phổ biến quy định chặt chẽ
  • Ứng dụng công nghệ để quản lý đầu việc, chấm công, lương thưởng
  • Lắng nghe ý kiến của nhân viên để cải tiến quy trình
  • Đề cao tính kỷ luật trong tổ chức
  • Để tăng trải nghiệm khách hàng tại trung tâm bạn cần đào tạo nhân viên của mình có thái độ tốt và hết mình với khách hàng.

6. Chú trọng công tác an ninh khu vực

Phòng Gym là địa điểm kinh doanh có nhiều máy móc và tài sản giá trị, đặc biệt là tài sản của khách hàng tại các tủ đồ. Việc kiểm soát an ninh – an toàn tại đây là trách nhiệm lớn của chủ phòng tập.

Rất may mắn, hiện nay đã có hệ thống kiểm soát vé, thẻ ra vào phòng tập tự động. Khách hàng chỉ có thể qua cửa phòng tập khi có vé, thẻ tập tại trung tâm. Phần mềm quản lý vé phòng gym này có một số lợi ích nổi trội như:

  • Kiểm soát chặt chẽ số người ra vào khu vực phòng gym
  • Khách hàng qua cổng kiểm soát xếp hàng trật tự từng người tránh tình trạng chen lấn, xô đẩy
  • Đảm bảo an ninh, dữ liệu được lưu lại bằng hình ảnh Camera
  • Tích hợp công cụ thanh toán bằng pos, trực tuyến, quét mã
  • Dữ liệu khách hàng cập nhật ngay lập tức, chính xác và dễ dàng làm báo cáo
  • Hệ thống phân quyền giúp bảo mật thông tin, quản lý hiệu quả
  • Tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng

7. Quản lý dữ liệu khách hàng khoa học

Quản lý dữ liệu khách hàng là hoạt động quan trọng ở bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Bởi đây là dữ liệu giúp đơn vị tăng doanh thu hàng năm cũng như sử dụng cho các chiến lược truyền thông, marketing dịch vụ.

Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể quản lý thông tin khách hàng miễn phí hoặc trả phí. Bạn nên ứng dụng một phần mềm CRM hiệu quả để hệ thống dữ liệu và tận dụng cho tương lai tránh một số tình trạng như:

  • Dữ liệu lưu trữ nhiều nơi, không hệ thống, thiếu tính khoa học
  • Mất dữ liệu khách hàng
  • Bị đánh cắp thông tin khách hàng
  • Dữ liệu khách hàng được nhiều người quản lý dẫn đến không đồng nhất

8. Xây dựng chiến dịch Quảng cáo – Marketing hiệu quả

Trong thời đại số, thời đại của internet of thing. Các doanh nghiệp, đơn vị có thể chi tiêu hàng tỷ đồng mỗi tháng cho hoạt động quảng cáo, truyền thông online. Bạn không thể đứng ngoài cuộc chơi này nếu không muốn bị đối thủ vượt mặt.

Một chiến dịch quảng cáo – marketing hiệu quả sẽ giúp bạn có thêm tệp khách hàng mới, mở rộng quy mô, tăng doanh thu cho tổ chức. Vậy một plan marketing cho phòng gym phù hợp sẽ hướng đến những hoạt động nào?

  • Chạy quảng cáo để duy trì khách hàng tiềm năng
  • Tặng thẻ tập miễn phí trong thời gian giới hạn
  • Tặng quà trong các ngày đặc biệt
  • Làm SEO website những từ khóa mang lại khách hàng và từ khóa mang lại kiến thức giá trị cho khách hàng
  • Phát tờ rơi
  • Tư vấn trực tiếp qua điện thoại

Nói chung, hoạt động marketing rất rộng nên bạn cần cân nhắc giữa chi phí và ngân sách hiện có để triển khai hiệu quả. Tránh tình trạng triển khai quá nhiều đầu việc nhưng không mang lại hiệu quả.

9. Áp dụng công nghệ để quản lý hiệu quả

quản lý vận hành phòng tập gym nhất đó chính là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào quản lý. Công nghệ là chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh. Do đó bạn cần phải áp dụng công nghệ để tối ưu quy trình, cắt giảm nhân sự, chi phí không cần thiết. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả nhất để tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Đối với quản lý phòng gym bạn cần áp dụng một số công nghệ như sau:

  • Hệ thống quản lý vé ra vào, an ninh tự động
  • Hệ thống quản lý nhân sự, chấm công, tính lương
  • Hệ thống quản lý, kiểm soát tài sản
  • Phần mềm chăm sóc khách hàng

10. Review và cải tiến thường xuyên

Bạn cần thường xuyên đánh giá lại các hoạt động tại trung tâm từ: quảng cáo, tư vấn, chăm sóc khách hàng, hệ thống an ninh, hệ thống thanh toán, hệ thống máy tập, chi phí, doanh thu,… để đánh giá sự tăng trưởng của trung tâm. Qua đó, bạn sẽ tìm ra nguyên nhân vấn đề còn tồn đọng và tìm hướng giải quyết phù hợp nhất.

Quản lý vận hành phòng tập gym không phải là công việc đơn giản. Tuy nhiên cũng không phải quá khó nếu như bạn nắm vững 10 tips hay trên đây. Chúc bạn sẽ vận dụng hiệu quả và quản lý phòng tập tốt nhất.

Mọi thông tin hợp tác xin liên hệ hotline : O94.775.8886 hoặc tham khảo thêm về: Phần mềm quản lý phòng tập gym AZZA GYM hoặc xem thêm các bài khác về giải pháp quản lý phòng tập gym

Leave A Comment