Khi người lao động làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của doanh nghiệp cần phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hiểu rõ các quy định về bồi thường, doanh nghiệp sẽ quản lý và hạn chế được thiệt hại tốt hơn đồng thời xử lý các trường hợp gây thiệt hại do người lao động gây ra theo đúng luật pháp.
Người lao động phải bồi thường thiệt hại trong những trường hợp nào
– Pháp luật quy định: Người lao động có hành vi làm thiệt hại đến tài sản của công ty, doanh nghiệp; làm hỏng hóc, mất mát công cụ, thiết bị lao động của bên sử dụng lao động thì phải bồi thường.
– Người lao động bị cho thôi việc do có hành vi gây thiệt hại lớn hoặc đe dọa sẽ gây thiệt hại đặc biệt lớn đối với tài sản của doanh nghiệp; trộm cắp tài sản đồng thời bị doanh nghiệp yêu cầu bồi thường thiệt hại
– Nếu thiệt hại tài sản do thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh, xâm lăng, thảm họa hoặc những sự cố khách quan không thể lường trước, mặc dù người lao động đã sử dụng hết khả năng cho phép, áp dụng mọi biện pháp vẫn không khắc phục được thì trường hợp này không phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.
Mức bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như thế nào
Trước khi quyết định về mức độ bồi thường của người lao động cần phải xem xét tới vào lỗi mắc phải, mức độ thiệt hại tài sản, hoàn cảnh gia đình của người lao động, nhân thân và tài sản thực tế họ có.
Các trường hợp sau, người lao động phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo giá thị trường hiện tại:
– Sơ sẩy làm hỏng hóc dụng cụ lao động có giá trị thiệt hại thực từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng chính tại nơi người lao động làm việc
– Làm mất tài sản, thiết bị, dụng cụ của doanh nghiệp giao hoặc tài sản của doanh nghiệp
– Làm vật tư của doanh nghiệp bị tiêu hao quá mức cho phép
Người lao động phải bồi thường tối đa 3 tháng lương ghi trong hợp đồng lao động tính từ tháng trước liền kề, trước khi sơ sẩy gây thiệt hại với giá trị thiệt hại thực tế dưới 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng chính tại nơi người lao động làm việc.
Nếu người lao động và doanh nghiệp có hợp đồng trách nhiệm, khi có thiệt hại do người lao động gây ra thì mức bồi thường làm theo trong hợp đồng trách nhiệm.
Bồi thường thiệt hại của người lao động có những hình thức nào
Khấu trừ vào tiền lương:
– Làm hỏng hóc trang thiết bị lao động của doanh nghiệp, người lao động bồi thường thiệt hại bằng cách khấu trừ vào tiền lương hàng tháng
– Tiền khấu trừ thiệt hại hàng tháng không quá 30% tiền lương thực lĩnh hàng tháng của người lao động, tiền lương này đã đóng các khoản thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp…
– Doanh nghiệp không tự ý khấu trừ lương của người lao động mà phải cho họ biết lí do bị khấu trừ
Một số hình thức bồi thường khác:
– Người lao động có thể thực hiện bồi thường dựa vào các thỏa thuận giữa người lao động và bên sử dụng lao động đã soạn thảo và kí kết trước đó như: hợp đồng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể
Mỗi hình thức bồi thường, mức bồi thường sẽ dựa vào tình hình cụ thể mà người lao động gây ra chính vì thế khi soạn thảo hợp đồng lao động thì doanh nghiệp cần phải có những cam kết rõ ràng, nội quy hay thỏa ước lao động cần chi tiết, chặt chẽ. Liên hệ với các cơ quan uy tín để được hướng dẫn chi tiết làm các điều khoản theo đúng quy định pháp luật.