Trong thời buổi cạnh tranh này, để tìm một công việc phù hợp và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lâu năm luôn là vấn đề nhức nhối mà các doanh nghiệp cần phải đi tìm lời giải. Đó chính là vấn đề “tạo động lực” cho nhân viên. Vậy tạo động lực là gì? Tạo động lực có thể ảnh hưởng đến cách làm việc của nhân viên như thế nào? Các SMEs hay các doanh nghiệp nên làm những gì để có thể tạo động lực?
Tạo động lực là gì?
Tạo động lực nhân viên (employee motivation) trong quản lý nhân sự chính là đòn bẩy kích thích sự chăm chỉ làm việc của nhân viên, khiến họ cố gắng hết sức có thể với công việc mình đang làm. Khi đã có động lực làm việc, mọi nhân viên sẽ cố gắng hướng đến mục tiêu chung, nỗ lực nhiều hơn, từ đó cho ra những thành phẩm có chất lượng.
Động lực tác động đến nhân viên như thế nào?
Động lực làm việc của một nhân viên do nhiều yếu tố cấu tạo thành. Đầu tiên là các yếu tố tài chính ví dụ như điều kiện làm việc, chính sách lương thưởng, phúc lợi. Tiếp theo là các yếu tố phi tài chính hình thành bên trong mỗi nhân viên như cảm xúc, tinh thần, mong cầu sự làm việc. Cả hai yếu tố này đều có sự liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau giúp cho năng suất làm việc của mỗi nhân viên được tăng lên hiệu quả hơn.
Để có thể thu hút người lao động, bất kì doanh nghiệp nào cũng đều có yếu tố tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, ít doanh nghiệp có danh tiếng, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ và văn hóa doanh nghiệp tốt luôn hấp dẫn được người lao động. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nhỏ cũng tạo nên các cơ chế thu hút, lưu giữ nhân tài một cách linh hoạt và sáng tạo hơn.
Vậy các SMEs khi bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hãy nhận diện, kiện toàn các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên để biến những động lực này thành sức mạnh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó đề ra các biện pháp như sau:
1.Cơ chế tiền lương, tiền thưởng được xây dựng một cách công bằng, minh bạch, có tính cạnh tranh
– Doanh nghiệp có thể bảo mật tiền lương, thưởng nhưng phải công khai cách tính tiền lương, thưởng cho người lao động để họ thấy rằng cách tính đó là công bằng. Như vậy mới tạo được sự tin tưởng giữa người lao động là doanh nghiệp
– Rà soát, đối chiếu định kì mức lương của người lao động với mức lương thị trường.
2. Xây dựng chế độ phúc lợi và các ưu đãi cho nhân viên một cách linh hoạt
– Đảm bảo người lao động và thân nhân của họ được hưởng bảo hiểm nhân thọ, được chăm sóc y tế và hỗ trợ tài chính. Đây là cách để giữu chân người tài, gắn kết nhân viên và thu hút nguồn lao động.
– Đưa đến nhân viên các chương trình mua cổ phần hoặc cổ phiếu để họ có cơ hội làm chủ sở hữu công ty
3. Xem xét và điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân công quyền hạn và trách nhiệm nhân sự rõ ràng
– Tránh trường hợp trồng chéo, nhiều sếp quản lý một nhân viên thì cơ cấu các phòng ban, bộ phận cần được tổ chức một cách rõ ràng, chặt chẽ, phân công rõ chức danh từng người tương ứng với trách nhiệm công việc người quản lý phòng ban, bộ phận là ai.
– Từng chức danh quản lý cần được phân quyền rõ ràng và triệt để nhất có thể.
– Xem nhân sự đã hài lòng về mô tả công việc chưa, trực tiếp trao đổi đến từng người để họ biết rõ vị trí công việc của mình cũng như giá trị của từng cá nhân trong tổ chức, cùng với đó nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như những trăn trở của người lao động khi làm việc.
4. Tạo động lực làm việc bằng cách ghi nhận và tuyên dương nhân viên kịp thời
– Mỗi khi có ai có những hành động đẹp với đồng nghiệp hay được khách hàng đánh giá tốt về thái độ phuc vụ thì doanh nghiệp cần cảm ơn đến nhân viên đó. Công khai lời cảm ơn trước toàn thể công ty. Các đồng nghiệp cũng có quyền đưa ra những lời khen ngợi về thành tích mà nhân viên đã đạt được, lấy thành tích đó làm chuẩn mực để các đồng nghiệp khác trong công ty hướng đến.
– Cần có các danh hiệu khi tuyên dương như nhân viên của tháng, nhân viên xuất sắc, quản lý của tháng…Doanh nghiệp không cần thiết có một lễ tuyên dương tốn kém mà chỉ cần tuyên dương trên trang web của công ty để hàng ngày mọi người nhìn thấy và chia sẻ.