Du lịch là một trong 8 ngành trọng điểm được chính phủ chỉ đạo ưu tiên “chuyển đổi số”. Có thể thấy du lịch là ngành mang lại lợi nhuận kinh tế rất lớn cho tổng thu nhập nội địa của Việt Nam. Theo số liệu báo cáo WTTC – Tổng cục du lịch năm 2019, du lịch đóng góp khoảng hơn 720.000 tỷ đồng vào GDP cả nước, tăng trưởng nóng 16,2% so với năm 2018. Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu giảm mạnh do đại dịch Covid-19, tuy nhiên theo ước tính của WTTC năm 2022, du lịch toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tăng trưởng 30,7% so với năm 2020.
Trước những tín hiệu đáng mừng đó, các nhà quản trị ngành du lịch về hàng không, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cũng cần trang bị cho mình những vũ khí để chào mừng sự phát triển ngành du lịch quay trở lại. Giải pháp quản lý nhân sự ngành du lịch sẽ trở thành “xu hướng” tất yếu ở tất cả gian hàng quán ăn, khách sạn, khu vực lữ hành.
Vấn đề trong quản trị nhân sự ngành du lịch đang phải đối mặt
Điểm danh những khó khăn trong quản lý nhân sự ngành du lịch đang phải đối mặt:
1.1 Chất lượng nhân sự không cao
Tại một khảo sát của Tổng cục du lịch năm 2019 cho thấy: “Chất lượng nhân sự ngành du lịch đang có xu hướng giảm mạnh. Trong 15.000 nhân sự chỉ có 12% đạt trình độ đại học, cao đẳng, 25% nhân sự có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp với khách du lịch nước ngoài”. Con số này cho thấy, lực lượng lao động trong ngành du lịch kém chất lượng và cần đẩy mạnh thu hút nhân lực trình độ cao.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu của Bnews: 80% các quán ăn, quán cà phê tại Việt Nam đang sử dụng lao động phổ thông, sinh viên dẫn đến chất lượng phục vụ khách hàng rất tệ.
Trên thực tế, tại các nhà hàng 5 sao, resort, villa, khu nghỉ dưỡng. Toàn bộ nhân sự từ nhân viên, lễ tân đến quản lý đều được tuyển dụng bậc sau đại học, cao đẳng. Tuy nhiên đối với các quán ăn, quán cà phê, chất lượng nhân sự rất thấp thường là học sinh, sinh viên làm theo giờ.
Trong những năm tới ngành du lịch cần phải đẩy mạnh chất lượng nhân sự bằng cách thu hút tuyển dụng nhân tài có trình độ học vấn, kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ tốt để thu hút khách du lịch.
1.2 Giải pháp chấm công – tính lương thiếu khoa học
Giả sử đối với những hướng dẫn viên du lịch, làm sao để nhà quản trị chấm công chính xác cho họ?
Thực tế, du lịch là ngành rất khó kiểm soát thời gian làm việc của nhân viên do đặc thù nghề nghiệp cần phải di chuyển thường xuyên, làm việc theo ca không cố định.
Trong năm tới, các nhà quản trị cần thiết lập hệ thống chấm công online, theo dõi thời gian làm việc, vị trí định vị nhân sự và báo cáo công việc cụ thể.
Đối với hoạt động tính lương, ngành du lịch đối với lữ đoàn thường tính lương theo tour: nghĩa là lương dựa trên số lượng khách hàng phục vụ. Đối với các nhà hàng, khách sạn thì tính lương theo ca, số giờ làm việc. Đây là cách tính phù hợp với đặc thù ngành, tuy nhiên cần hệ thống dữ liệu trên phần mềm để dễ dàng theo dõi và quản lý.
1.3 Khó giám sát nhân sự trong quá trình làm việc
Do đây là ngành đặc thù, nhân sự thường xuyên cần luân chuyển vị trí do đó nhà quản lý rất khó kiểm soát được quá trình làm việc của nhân viên. Ví dụ như nhân viên dẫn tour: làm sao để biết được nhân viên đang dẫn tour nào, chất lượng phục vụ khách hàng ra sao, họ có thật sự đang quan tâm đến du khách hay làm việc riêng?
Do đó cần một hệ thống phần mềm quản lý nhân viên cũng như cập nhật các đánh giá nhân sự của khách hàng trực tiếp sau mỗi lần trải nghiệm dịch vụ của công ty.
Hiện nay, các nhà hàng, resort đã áp dụng quy trình này, hệ thống phần mềm nhân sự sẽ tự động cập nhật trên app đặt phòng của khách hàng để gửi thông báo đến khách hàng đánh giá nhà hàng:
- Chất lượng phục vụ nhân viên cụ thể
- Chất lượng đồ ăn
- Thời gian chờ đợi
- Không gian, bố trí
1.4 Khó khăn trong phân công nhân sự
Do khó khăn trong giám sát nên nhà quản lý không nắm bắt chính xác khối lượng công việc của từng nhân sự để phân công thêm công việc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự công bằng trong quản lý, kết quả đánh giá nhân viên và trải nghiệm của khách hàng.
1.5 Không có dữ liệu đánh giá nhân sự
Vì mọi thông tin công việc đều được lưu trữ trên các công cụ chat như zalo, skype, tin nhắn, facebook,… do đó nhà quản lý không thể theo dõi tổng quan kết quả làm việc của từng nhân viên. Dữ liệu đánh giá nhân sự trống rỗng dẫn đến đánh giá cảm quan qua mắt quan sát của nhà quản lý. Điều này dễ dàng đến đánh giá sai hiệu quả, năng lực nhân sự.
Vậy các nhà quản trị nhân sự ngành du lịch phải làm sao để loại bỏ những vấn nạn trên?
Cuộc đua chuyển đổi số đang ở giai đoạn về đích, các doanh nghiệp ngành du lịch, F&B cần nhanh chóng áp dụng phần mềm quản lý nhân sự để tối ưu bộ máy nội bộ của mình. Việc sử dụng phần mềm nhân sự sẽ giúp cho quy trình chấm công – tính lương trở nên nhanh chóng và khoa học, hoạt động thu hút nhân tài hiệu quả hơn, các công tác giám sát – giao việc và đánh giá nhân viên khoa học, chính xác.
Giải pháp quản lý nhân sự ngành du lịch Azza HRM
“Sử dụng phần mềm nhân sự cho ngành du lịch” là từ khóa có hơn 19 triệu tìm kiếm trên google mỗi phút. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của các nhà quản trị ngành du lịch trong việc áp dụng phần mềm công nghệ. Vậy doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm nhân sự nào giữa hàng trăm phần mềm trên thị trường.
Azza HRM là phần mềm quản lý nhân sự chuyên biệt giúp thiết lập bộ máy quản trị nhân sự theo yêu cầu của tổ chức. Theo lời khuyên các chuyên gia nhân sự: “Du lịch là ngành quản lý đặc thù do đó cần sử dụng phần mềm may đo không nên sử dụng các phần mềm đóng gói”.
Những tính năng vượt trội của Azza HRM trong quản lý nhân viên ngành du lịch bao gồm:
2.1 Trong hoạt động tuyển dụng
- Liên kết với các app tuyển dụng để thu hút nhân tài hiệu quả
- Xây dựng quy trình tuyển dụng khoa học, từng bước, thiết lập người phụ trách các bước
- Lưu trữ hồ sơ ứng viên, hồ sơ nhân sự, dữ liệu phỏng vấn
- Thông báo thời gian lịch phỏng vấn
- Theo dõi kết quả tuyển dụng
2.1 Trong hoạt động chấm công – tính lương
- Chấm công linh hoạt: bằng máy chấm công, app chấm công bằng di động giúp nhân viên ngành du lịch có thể chấm công – định vị GPS khi làm việc ngoài trời
- Bảng chấm công cập nhật real-time: cho phép dữ liệu chấm công nhân sự cập nhật tức thì trên hệ thống
- Cho phép nhân sự theo dõi bảng công hàng ngày
- Tính lương tự động: công thức tính lương được thiết lập dựa trên các khoản thu nhập, thuế, bảo hiểm, giảm trừ gia cảnh, thưởng,… tự động tính toán và cập nhật trên phần mềm
2.3 Hoạt động giao việc – giám sát thực hiện
Nhà quản lý có thể theo dõi khối lượng công việc nhân viên đang đảm nhiệm: thời gian dẫn tour, thời gian tư vấn khách hàng, thời gian chuẩn bị hành trình,… để bổ trí công việc phát sinh cho những nhân sự trống lịch làm việc.
Nhờ theo dõi tiến độ, kết quả công việc chi tiết trên phần mềm nên nhà quản lý có thể dễ dàng giám sát thực hiện và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
2.4 Dữ liệu lưu trữ an toàn – tập trung
Toàn bộ dữ liệu là việc, hồ sơ nhân sự, dữ liệu bảng công – bảng lương đều được lưu trữ trên cùng một hệ thống của Azza. Với các thuật toán thông minh phần mềm đảm bảo bảo mật dữ liệu 100% cho các doanh nghiệp.
2.5 Sử dụng linh hoạt trên phiên bản Mobile
Azza cung cấp phiên bản mobile để nhà quản lý và nhân sự làm việc linh hoạt tại các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn,… Tất cả chỉ đạo, yêu cầu hay trao đổi đều được cập nhật tức thời ở cả phiên bản desktop và mobile.
Mọi thông tin hợp tác xin liên hệ hotline : O94.775.8886 hoặc tham khảo thêm về: Phần mềm quản lý nhân sự AZZA HRM và xem thêm các bài khác về giải pháp quản lý nhân sự
Hy vọng bài viết sẽ mang lại kiến thức giá trị cho quý doanh nghiệp ngành du lịch về ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm nhân sự trong thời kỳ chuyển đổi số hậu Covid như hiện nay. Hãy theo dõi Azza HRM để đón đọc thêm nhiều kiến thức bổ ích về quản trị nhân sự.