Lương tối thiểu tăng và ảnh hưởng của nó tới thu nhập người lao động

Bắt đầu từ năm 2018, lương tối thiểu tăng lên 6.5% cùng với đó đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cũng khác kể cả những lao động có hợp đồng từ 1 tháng trở lên cũng phải tham gia. Thêm nữa, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm cũng không còn như trước mà sẽ bao gồm: mức lương, lương phụ cấp và các khoản bổ sung.

Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo “Tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam” được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển chính sách đã chỉ ra những điểm bất cập khi tăng lương tối thiểu. Hiện tại mức tăng của lương tối thiểu hàng năm đã vượt xa tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.

Cũng theo các chuyên gia, chênh lệch giữa sự tăng trưởng năng suất lao động với mức lương tối thiểu và lương trung bình sẽ ngăn cản quá trình tích lũy vốn doanh nghiệp, giảm sức mạnh của nhà đầu tư, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế và đánh tụt lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lương tối thiểu tăng có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập thực tế không?

Lương tối thiểu tăng chỉ có lợi cho các cơ quan bảo hiểm (BHXH, BHYT) vì nguồn thu của họ tăng lên nhưng sẽ làm giảm lương ròng của người lao động.

Hiện nay Việt Nam có 4 lương tối thiểu vùng như sau: 3.75 triệu đồng/tháng; 3.32 triệu đồng/tháng; 2.9 triệu đồng/tháng và 2.58 triệu đồng/tháng. Mỗi đối tượng lao động ở những ngành nghề khác nhau sẽ có mức lương tối thiểu khác nhau. Nhưng trên thực tế, mức lương tối thiểu của người lao động hầu như là thấp hơn so với mức lương thực tế mà họ nhận được. Các doanh nghiệp hiện nay coi lương tối thiểu là mức lương ghi trên giấy tờ để thực hiện các nghĩa vụ bảo hiểm cho người lao động còn hầu hết doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo sản phẩm, theo doanh số và theo hiệu quả kinh doanh của họ.

Khi mức lương đóng các khoản bảo hiểm tăng lên thì số tiền trích lương của người lao động để đóng bảo hiểm tất nhiên cũng tăng theo. Chính vì thế mà tiền lương thực nhận của người lao động sẽ giảm xuống trong khi doanh nghiệp chưa thể điều chỉnh lương cho người lao động ngay được. Người lao động là người thiệt thòi.

Tác động của tăng lương tối thiểu vùng đến người lao động? (Ảnh minh họa)

Các ngành chế biến thủy sản hay dệt may, chi phí tiền lương chiếm 70 – 80% tổng chi phí của doanh nghiệp không tính chi phí cho nguyên liệu. Tiền lương của những người làm trong ngành này đang cao hơn nhiều so với mức lương cơ sở, nếu như tăng lương tối thiểu thì tiền lương thực nhận của họ chẳng những không tăng mà còn giảm đi đáng kể. Về phía doanh nghiệp, tăng lương tối thiểu chẳng khác gì tạo thêm gánh nặng khi năng suất lao động không tăng mà các khoản đóng góp cứ tăng vùn vụt.

Trên thực tế, có rất nhiều đối tượng không bị ảnh hưởng bởi việc tăng lương tối thiểu vì lương thực lĩnh hay lương bảo hiểm của họ cao hơn nhiều so với lương tối thiểu. Thêm nữa, những lao động tự do, những hộ kinh doanh vừa và nhỏ, làm việc tại gia – những đối tượng này không có hợp đồng lao động và không bị ảnh hưởng gì khi tăng mức lương tối thiểu. Một điều vô lý khác, công chức không bị ràng buộc bởi lương tối thiểu vậy thiệt thòi là người lao động có hợp đồng, doanh nghiệp và “ngư ông đắc lợi” là cơ quan bảo hiểm.

Dù nói thế nào thì các doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định mà nhà nước đặt ra. Để quản lý tốt các khoản trích đóng cho bảo hiểm và công đoàn doanh nghiệp phải thực hiện chặt chẽ các nhiệm vụ sau:

– Hồ sơ nhân sự quản lý rõ ràng, không được thiếu sót

– Bảng lương đăng ký thích hợp

– Quy chế lương và thoả ước lao động tập thể phải được xây dựng và đăng ký theo quy định pháp luật

– Bộ hợp đồng lao động soạn thảo chi tiết, chặt chẽ

– Tạo lập bộ chứng từ tính lương, chi trả lương, trích nộp theo lương hàng tháng và quản lý thật cặn kẽ

– Số liệu báo cáo luôn phải rõ ràng làm theo mẫu của cơ quan nhà nước

– Nắm bắt được những thay đổi, đổi mới trong quy định của pháp luật.

Leave A Comment