Máy chấm công khuôn mặt Cloud là một loại máy chấm công hoàn toàn mới trên thị trường. Hiện nay đã nhiều doanh nghiệp hướng sự quan tâm của mình đến mô hình chấm công này bởi 3 ưu điểm vượt trội: nhận diện khuôn mặt chính xác – tự động hóa bảng công – đơn từ, đề xuất trực tiếp trên phần mềm.
Nếu công tác chấm công, xuất dữ liệu công tại các doanh nghiệp xuất hiện những vấn đề sau:
- Gian lận chấm công, khó chấm công bằng thẻ giấy, thẻ từ, vân tay
- Nhân sự, kế toán thực hiện “đổ” công thủ công gây mất thời gian
- Tốn kém chi phí sử dụng riêng biệt máy chấm công và phần mềm xử lý dữ liệu
- So sánh, đối chiếu công nhân viên thủ công
- Giải quyết đề xuất, đơn từ quá nhiều gây lãng phí thời gian nhà quản lý
Có lẽ doanh nghiệp đã có ý định tìm một mô hình chấm công mới thay đổi sự rườm rà, thiếu linh hoạt của phương pháp chấm công cũ. Máy chấm công khuôn mặt Cloud chính là giải pháp các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại máy chấm công này và cách chúng thay đổi mô hình chấm công cũ.
1. Máy chấm công khuôn mặt CLoud là gì?

Máy chấm công khuôn mặt Cloud là thiết bị chấm công sử dụng công nghệ AI nhận diện 81 điểm trên khuôn mặt người dùng cung cấp dữ liệu đầu vào đến phần mềm nền tảng cloud giúp người dùng tự động hóa bảng công, theo dõi bảng công trực tiếp trên phần mềm.
2. Đội ngũ Doanh nghiệp nói gì về sự rườm rà của mô hình chấm công truyền thống
Mô hình chấm công truyền thống gây rườm rà đến các bộ phận trong doanh nghiệp như thế nào?
Kế toán, Nhân sự – mất nhiều thời gian xử lý dữ liệu chấm công, xử lý bảng công
Các bước thực hiện xử lý bảng công nhân viên hàng tháng đội ngũ Nhân sự thực hiện:
- Bước 1: Xuất dữ liệu thủ công. Cuối tháng bộ phận Nhân sự thực hiện xuất dữ liệu chấm công từ máy chấm công ra USB.
- Bước 2: Sử dụng một phần mềm khác thực hiện mã hóa dữ liệu đã xuất từ máy chấm công.
- Bước 3: Sau khi dùng phần mềm xuất dữ liệu chấm công của nhân viên. Đội ngũ Nhân sự thực hiện đối chiếu dữ liệu chấm công với giờ làm thực tế của nhân viên thông qua đơn từ – xét duyệt của nhân viên và người quản lý trực tiếp cá nhân đó.
- Bước 4: Gửi bảng công đã rà soát cho đội ngũ nhân viên xác nhận
- Bước 5: Nhận phản hồi từ nhân viên và chỉnh sửa
- Bước 6: Tiến hành làm bảng lương
- Bước 6: Chuyển xuống phòng kế toán thực hiện trả lương nhân viên.
Những khó khăn của đội ngũ Nhân sự khi sử dụng máy chấm công truyền thống:
Thực tế, đối với công ty có số lượng lớn nhân viên công tác kiểm tra đối chiếu công tốn rất nhiều thời gian và công sức của Nhân sự.
Hơn nữa, việc tổng hợp và đối chiếu thủ công dễ xảy ra nhầm lẫn dẫn đến tình trạng sửa đi sửa lại nhiều lần làm chậm tiến độ công việc của đội ngũ Nhân sự.
Bên cạnh đó, Nhân sự phải xác minh dữ liệu chấm công qua nhiều đầu mối. Nhân sự cần xác nhận thông tin làm thêm giờ, nghỉ ốm,… của nhân viên thông qua người quản lý trực tiếp của nhân viên đó để so sánh đối chiếu với kết quả bảng công.
Ở góc độ nhân viên – không chủ động theo dõi được bảng công cá nhân, lập đơn từ đề xuất thủ công
Với mô hình chấm công truyền thống, đội ngũ nhân viên không thể chủ động theo dõi bảng công hàng ngày. Do đó, việc đối chiếu bảng chấm công cuối tháng thường xảy ra nhầm lẫn hoặc tốn nhiều thời gian.
Đặc biệt, đối với nhân viên sales thường xuyên có công việc thực tế bên ngoài sẽ rất khó kiểm soát thời gian làm việc thực tế của mình.
Bên cạnh đó, đơn từ nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, ra ngoài gặp khách hàng phải lập bằng tay hoặc sử dụng tin nhắn, zalo, điện thoại dẫn đến chậm trễ xét duyệt hoặc mất ngày công.
Góc độ nhà quản trị – tăng chi phí thời gian chết nội bộ doanh nghiệp
Quy trình xử lý bảng công rườm rà làm lãng phí thời gian đội ngũ Nhân sự, nhân viên trong công ty. Do đó, gánh nặng chi phí thời gian chết khiến các nhà quản trị vô cùng áp lực.
Không chỉ vấn đề về chi phí, đội ngũ quản trị còn phải đối mặt với rất nhiều rào cản như:
- Thiếu dữ liệu đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên do công tác quản lý thông tin, dữ liệu thiếu khoa học.
- Hiệu quả thực hiện công việc bị ảnh hưởng
- Hiệu suất công việc giảm sút
- Sự hài lòng của nhân viên với mô hình quản lý của doanh nghiệp giảm làm ảnh hưởng đến tỷ lệ giữ chân nhân viên.
3. Giải thoát sự “trói buộc” bằng sự ra đời của máy chấm công khuôn mặt Cloud
Có thể thấy sự rườm rà và những hạn chế của mô hình chấm công truyền thống đã thôi thúc các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi một mô hình chấm công mới đáp ứng 3 yêu cầu cốt lõi:
- Tự động hóa bảng công
- Đơn từ – đề xuất trực tuyến
- Theo dõi bảng công mọi lúc mọi nơi
Đứng trước nhu cầu thực tế đó, máy chấm công Cloud đã ra đời và ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà quản trị.
Máy chấm công Cloud là loại máy chấm công tích hợp giữa máy chấm công vật lý và phần mềm xử lý dữ liệu chấm công nền tảng Cloud – điện toán đám mây giúp các bộ phận trong doanh nghiệp đều theo dõi, quản lý, đánh giá dữ liệu chấm công mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự không cần thực hiện xuất công bằng tay như trước mà dữ liệu chấm công được cập nhật hàng ngày trên phần mềm.
Nguyên lý hoạt động của máy chấm công Cloud:
>>> Xem thêm bài viết: Máy chấm công Cloud là gì? Sự khác biệt với máy chấm công truyền thống
4. Tại sao máy chấm công khuôn mặt Cloud sẽ trở thành sự lựa chọn số 1 của các doanh nghiệp trong năm 2021
Có 3 lý do chính khiến máy chấm công khuôn mặt Cloud trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong thị trường chấm công năm 2022:
Trong thời kỳ công nghệ số – mô hình chấm công truyền thống đã không còn phù hợp
Hiện nay, công nghệ đã trở thành vũ khí đắc lực của các doanh nghiệp ở mọi ngành, lĩnh vực. Bên cạnh đó, sức ép tăng năng suất nhân viên để tăng sức cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn. Do đó doanh nghiệp cần thay đổi mô hình chấm công, xử lý bảng công, bảng lương của phương pháp cũ để giảm thời gian chết và tăng năng suất làm việc của nhân viên và đội ngũ quản lý.
Chấm công bằng nhận diện khuôn mặt chính xác hơn các công nghệ nhận diện khác
Công nghệ nhận diện khuôn mặt được đánh giá là công nghệ nhận diện hiện đại và uy tín nhất trên thị trường hiện nay. Công nghệ này đã được áp dụng ở rất nhiều ngành, lĩnh vực trên thị trường như: ngân hàng, thanh toán, bán hàng, an ninh – quốc phòng, truyền thông.
Theo báo cáo của NIST (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia) đã nêu chi tiết độ chính xác nhận dạng khuôn mặt cho 127 thuật toán đảm bảo độ chính xác 100%. Điều đó đã thu hút 70% doanh nghiệp tại Hoa Kỳ triển khai rộng rãi công nghệ nhận diện khuôn mặt các ngành nghề.
Do đó, dữ liệu chấm công từ công nghệ nhận diện khuôn mặt sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn các loại chấm công khác như: thẻ từ, vân tay, lòng bàn tay.
Công nghệ Cloud ngày càng được mọi người săn đón
Mặt khác, hiện nay công nghệ điện toán đám mây Cloud đang là nền tảng được nhiều doanh nghiệp săn đón và tăng vốn đầu tư nhất. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, việc quản lý dữ liệu trực tuyến đã được triển khai rộng rãi tại các công ty. Ứng dụng của nền tảng Cloud sẽ được khai thác triệt để hơn nữa vào những năm tới. Theo báo cáo của IDC – viện nghiên cứu toàn cầu: gần một nửa chi tiêu cho CNTT năm 2020 đang dựa trên nền tảng đám mây mang lại 60% hiệu quả cho tất cả cơ sở hạ tầng CNTT. Bên cạnh đó, Gartner ước tính rằng 257,9 tỷ USD sẽ được chi cho các dịch vụ đám mây vào năm 2021.
Xu hướng ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và nền tảng Cloud – điện toán đám mây cùng những hạn chế mô hình chấm công truyền thống chính là lời khẳng định “đanh thép” cho sự phát triển của máy chấm công khuôn mặt cloud trong năm 2022 của các doanh nghiệp.
>>> Xem thêm bài viết: Định Nghĩa Máy Chấm Công Cloud Sử Dụng Điện Toán Đám Mây (Cloud Computing)