Mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp thay đổi như thế nào từ tháng 6 – 2017

Nghị định số 44/2017/NĐ-CP được chính phủ ban hành vào 14/4/2017 về việc thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội doanh nghiệp dành cho quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Những sự thay đổi liên quan đến mức đóng bảo hiểm trong nghị định mới sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chính sách quản lý nhân sự của doanh nghiệp sau này.

Theo quy định mới, bên phía sử dụng lao động chỉ cần bỏ ra 5% quỹ lương đóng vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Theo đó, mức trích đóng các khoản bảo hiểm tổng cộng chỉ còn 32%, áp dụng từ ngày 1/6/2017.

Mức lương tối thiểu vùng từ năm 2015 đến 2017 và xu hướng đến năm 2020 (*)

Tuy mức đóng bảo hiểm có xu hướng giảm xuống nhưng mức lương cơ sở dự kiến sẽ tăng lên 1.300.000 đồng và những khoản bảo hiểm tính trên tổng tiền lương và tiền phụ cấp cũng sẽ tăng lên trong tương lai.

Vào năm 2018, mức lương tối thiểu tính bình quân cả 4 vùng sẽ tăng lên 6.5% so với năm 2017. Tức là sẽ tăng khoảng 180.000 đồng cho đến 230.000 đồng.

Lương tối thiểu của vùng tăng, cùng với những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được mở rộng gồm cả những người lao động kí kết hợp đồng từ 1 tháng trở lên sẽ nằm trong diện phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bắt đầu từ đầu năm 2018, tiền lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội ngoài mức lương, lương phụ cấp còn có một số khoản bổ sung khác.

Các doanh nghiệp cần phải chuẩn hóa lại thang bậc lương, cấu trúc lương, các khoản phụ cấp cũng như trợ cấp; bên cạnh đó phải xem xét lại các hợp đồng lao động để phù hộ với nghị định mới của chính phủ, tuân theo đúng quy định mới của nhà nước và tối ưu chi phí dành cho đóng bảo hiểm.

Leave A Comment