Những điều cần biết về giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật Việt Nam quy định, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và sẽ ở lại Việt Nam trên 3 tháng phải làm Visa kinh doanh (MEBV) và giấy phép lao động. Tuy nhiên, có một vài trường hợp người nước ngoài được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam.

Lí do vì sao phải có giấy phép lao động?

– Giấy phép lao động cần đến khi cần phải xuất trình tại nơi xuất nhập cảnh hoặc các cơ quan chức năng yêu cầu xuất trình

– Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

– Người sử dụng lao động nước ngoài không có giấy phép lao động sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật

Những trường hợp nào được miễn giấy phép lao động tại Việt Nam?

– Tại các công ty TNHH: người được miễn giấy phép lao động là chủ sở hữu, là thành viên góp vốn trong công ty

– Tại các công ty cổ phần, người được miễn giấy phép lao động là thành viên trong hội đồng quản trị

– Giám đốc dự án, trưởng văn phòng đại diện của các cơ quan tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

– Người nước ngoài có thời gian cư trú ở Việt Nam dưới 3 tháng để cung cấp các dịch vụ bán hàng

– Lao động nước ngoài được quay trở lại làm việc tại các doanh nghiệp đã tham gia vào 11 ngành dịch vụ nằm trong cam kết giữa Việt Nam và WTO

– Người ngoại quốc đến Việt Nam để tư vấn về kĩ thuật, quản lý, nghiên cứu, đánh giá, thẩm định, phát triển…

– Giáo viên được cử sang dạy ở các trường quốc tế thuộc sự quản lý của tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao tại Việt Nam

– Tình nguyện viên nước ngoài sẽ được miễn giấy phép lao động khi đến Việt Nam

– Thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư tư vấn, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng nghề, trường đại học tại Việt Nam trong vòng 1 tháng.

– Người ngoại quốc đến Việt Nam để kí kết các thỏa thuận với cơ quan trung ương, cơ quan địa phương hay tổ chức chính trị xã hội cấp trung ương.

Những trường hợp nào bị thu hồi giấy phép lao động tại Việt Nam?

– Đơn xin cấp giấy phép lao động hoặc đơn xin cấp lại chứa nội dung không có thật, bịa đặt, giả mạo…

– Những trường hợp giấy phép lao động đã hết hạn

– Người lao động ngoại quốc hoặc chủ sở hữu lao động không thực hiện đúng những nội dung trong giấy phép đã kí kết

– Giấy phép lao động bị thu hồi khi hợp đồng lao động đã kết thúc

– Nội dung trong hợp đồng lao động không phù hợp với nội dung trong giấy phép lao động đã cấp trước đó

– Các thỏa thuận đã kí kết hoặc các hợp đồng tại Việt Nam đã chấm dứt hoặc hết thời hạn

– Người lao động nước ngoài nhận được văn bản thông báo không còn thực hiện công việc tại Việt Nam

– Người nước ngoài nhận được văn bản yêu cầu thu hồi giấy phép lao động từ các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam khi có sự vi phạm về pháp luật

Để tránh các khoản phạt từ phía các cơ quan chức năng, người lao động từ nước ngoài và bên sử dụng lao động cần nắm rõ các quy định mà luật pháp Việt Nam đưa ra để tuân thủ và thực hiện cho đúng, cho đầy đủ.

Leave A Comment