Những điều cần biết về thẻ tạm trú dành cho người nước ngoài ở Việt Nam

Người nước ngoài cần phải được cấp thẻ tạm trú để được sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tùy vào các trường hợp khác nhau mà thời hạn thẻ tạm trú khác nhau cũng như thủ túc cấp thẻ khác nhau. Bài viết này sẽ mang đến cho mọi người những thông tin cơ bản nhất liên quan đến thẻ tạm trú cho người nước ngoài khi sang Việt Nam.

Khái niệm thẻ tạm trú

Thẻ tạm trú có tên tiếng Anh là temporary residence card – viết tắt TRC, được coi là một loại thẻ visa dài hạn, hầu như ai sang Việt Nam làm việc và sinh sống cũng phải có.

So với thẻ Visa, thẻ tạm trú sẽ có thời hạn lâu hơn thường từ 1 năm cho đến 5 năm. Sau khi được cấp thẻ tạm trú việc đi lại, xuất nhập cảnh của người nước ngoài sẽ thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Khi sử dụng thẻ tạm trú, người nước ngoài có quyền bảo lãnh người thân trong gia đình sang Việt Nam.

Đối tượng nào được quyền xin cấp thẻ tạm trú ở Việt Nam?

– Công dân nước ngoài là thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– Công dân nước ngoài là chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên (ngoại trừ người được ủy quyền đại diện)

– Công dân nước ngoài là thành viên của hội đồng quản trị của Công ty cổ phần

– Công dân nước ngoài là luật sư đã được cấp phép hành nghề luật sư tại Việt Nam bởi bộ tư pháp

– Công dân nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động hiện tại đang làm việc cho các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện của nước ngoài.

– Công dân nước ngoài là các học viên, sinh viên chuyên gia đang học tập cũng như làm việc tại các dự án, chương trình cấp quốc gia được kí kết giữa các Bộ ngành và đã thông qua Chính phủ phê duyệt

– Công dân nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con cái của người được cấp thẻ tạm trú hoặc thân nhân của người Việt Nam.

Thẻ tạm trú có thời hạn cụ thể như thế nào?

– Thẻ tạm trú có thời hạn ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu tối thiểu là 30 ngày

– Những thẻ tạm trú mang ký hiệu: LV1, LV2, NG3, DH,  ĐT sử dụng không quá 5 năm

– Những thẻ tạm trú NN1, NN2, TT sử dụng không quá 3 năm

– Thời hạn sử dụng của thẻ tạm trú LĐ và PV1 không quá 2 năm

– Khi thẻ tạm trú đã hết hạn thì sẽ được xem xét để cấp thẻ mới

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú đối với công dân nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương

– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bản sao

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế bản sao

– Giấy phép lao  động có thời hạn trên 1 năm bản sao

– 4 ảnh thẻ 3x4cm, chụp chính diện, để đầu trần, chụp rõ mặt, rõ 2 tai, không đeo kính màu, ảnh thẻ chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin thẻ tạm trú

– 1 bản chụp hộ chiếu vẫn còn giá trị, chưa hết hạn và bản chụp 1 phiếu xuất nhập cảnh có đi kèm bản chính để đối chiếu

– giấy xác nhận tạm trú bản sao được xác nhận bởi công an phường

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú đối với công dân nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động:

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bản sao hoặc các loại giấy tờ có giá trị tương đương

– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bản sao

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế bản sao

– Văn bản chứng minh không thuộc diện cấp giấy phép lao động bản sao

– 4 ảnh thẻ 3x4cm, chụp chính diện, để đầu trần, chụp rõ mặt, rõ 2 tai, không đeo kính màu, ảnh thẻ chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin thẻ tạm trú

– 1 bản chụp hộ chiếu vẫn còn giá trị, chưa hết hạn và bản chụp 1 phiếu xuất nhập cảnh có đi kèm bản chính để đối chiếu

– giấy xác nhận tạm trú bản sao được xác nhận bởi công an phường

 

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú đối với nhân thân của công dân nước ngoài

– 4 ảnh thẻ 3x4cm, chụp chính diện, để đầu trần, chụp rõ mặt, rõ 2 tai, không đeo kính màu, ảnh thẻ chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin thẻ tạm trú

– 1 bản chụp hộ chiếu vẫn còn giá trị, chưa hết hạn và bản chụp 1 phiếu xuất nhập cảnh có đi kèm bản chính để đối chiếu

– giấy xác nhận tạm trú bản sao được xác nhận bởi công an phường

– văn bản chứng minh lí do xin tạm trú bản sao

– Khi được yêu cầu sẽ phải nộp giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình đối với công dân nước ngoài bản hợp pháp hóa và bản dịch sang tiếng Việt

Leave A Comment