Phần mềm nhân sự Azza hỗ trợ việc tính thuế thu nhập một cách nhanh chóng
Mỗi người làm nhân sự trong một doanh nghiệp đều phải tính và trích nộp thuế thu nhập cá nhân hàng tháng. Việc này yêu cầu cần phải có tính chính xác, minh bạch và kịp thời tuân thủ theo các quy định của Luật thuế TNCN và các thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, HrmCloud cũng nhận được những câu hỏi liên quan đến sự khác biệt và cách tính thuế thu nhập cá nhân trong hai trường hợp: (1) Trả lương GROSS, tức là bao gồm thuế TNCN và (2) Trả lương NET, chưa bao gồm thuế thu nhập cá nhân và đặc biệt là cách phần mềm nhân sự Azza tự động tính toán trích nộp và xuất báo cáo thuế TNCN cho cả 2 trường hợp này.
1.Sự khác biệt giữa trả lương GROSS và trả lương NET
Lương trước thuế (GROSS) là lương cần phải trả cho nhân viên mà trong đó đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân. Khi người làm nhân sự đã xác định được tổng lương, thưởng và các khoản thu nhập chịu thuế hàng tháng, trích trừ các khoản giảm trừ như bản thân, gia cảnh, bảo hiểm… họ sẽ phải đối chiếu vào khung suất thuế TNCN để tính toán phần thuế TNCN phải nộp và trích trừ ra khỏi thu nhập của nhân viên trong tháng đó.
Lương sau thuế (NET) là trường hợp trả lương cho người lao động mà trong phần lương không bao gồm thuế thu nhập cá nhân. Thỏa thuận này còn được hiểu là tiền thuế TNCN của người sử dụng lao động đã được trích từ trước đó và nộp thay cho người lao động. Trường hợp này người làm nhân sự hoặc kế toán sẽ phải tính ngược lại để xác định thu nhập đã bao gồm thuế TNCN là bao nhiêu, sau đó mới tính số thuế thu nhập cá nhân cần phải nộp như trường hợp lương GROSS. Vì vậy, trong trường hợp lương NET để có thể tính thuế thu nhập cá nhân ta cần phải:
Bước 1: Xác định thu nhập ngược lại đã bao gồm thuế là bao nhiêu bằng cách quy đổi từ thu nhập chưa có thuế (thu nhập làm căn cứ quy đổi) thành thu nhập tính thuế.
Bước 2: Tính thuế TNCN theo khung thuế suất thuế TNCN cho người lao động.
2. Trường hợp lương NET cho phép giảm trừ tiền thuê nhà cho người lao động
Đối với trường hợp trả lương NET, quy định số tiền thuê nhà mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động (nếu có) sẽ được trích trừ ra khỏi thu nhập tính thuế theo thực tế phát sinh nhưng không quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà)
Xét ở bước 1 trong cách tính thuế lương NET, người làm nhân sự hoặc kế toán sẽ phải quy đổi tính ra thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà nhằm xác định 15% tiền thuê nhà tối đa được trích trừ. Sau đó cộng tiền vào thu nhập tính thuế để tính ra số thuế mà người lao động cần phải nộp.
Lưu ý: Chỉ trích trừ số tiền thuê nhà nếu việc thuê nhà có phát sinh thực tế của người lao động. Nếu số tiền thuê nhà thực tế phát sinh nhỏ hơn 15% tổng thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà thì số tiền được trích trừ sẽ tính theo số tiền thuê nhà thực tế.
3. Cách sử dụng phần mềm AZZA để tính thuế TNCN
Việc tính thuế TNCN hoàn toàn tự động với Azza. Ta có thể xuất bảng lương, phiếu lương diễn giải cho người lao động các khoản trích nộp thuế cho cả hai trường hợp trên. Ngoài ra, Azza cũng tự động xuất ra những báo cáo quyết toán thuế TNCN, giảm trừ gia cảnh… để nộp cho cơ quan thuế định kì hàng tháng, quý, năm.
Trong phần mềm HrmCloud khi mở một hợp đồng lao động cho một nhân viên sẽ có 2 cách tính thuế TNCN như sau:
Cách 1: Tính thuế TNCN theo lương GROSS
Cách 2: Tình thuế TNCN theo lương NET
4. Cách tính thuế TNCN cụ thể trong trường hợp lương NET
Năm 2017, theo hợp đồng lao động ký kết giữa ông A và công ty X thì ông A được trả lương hàng tháng là 31,5 triệu đồng, ngoài tiền lương ông A còn được công ty X trả phí hội viên câu lạc bộ thể thao 1 triệu đồng/tháng. Ông A phải đóng bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/tháng. Công ty X chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN theo quy định thay cho ông A. Trong năm ông A chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và không phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo. Các bươc tính như sau:
Bước 1: Tính thu nhập làm căn cứ quy đổi
Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Tổng thu nhập – Các khoản được giảm trừ.
VD: 31,5 triệu +1triệu –(9 triệu + 1,5 triệu) = 22 triệu đồng
Bước 2: Xác định thu nhập tính thuế (xác định theo phụ lục: 02/PL-TNCN – Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính)
Thu nhập tính thuế = Thu nhập làm căn cứ quy đổi x (công thức quy đỏi theo bảng phụ lục)
VD: (22 triệu – 1,65 triệu)/0,8 = 25,4375 triệu đồng
Bước 3: Tính thuế thu nhập cá nhân (xác định theo phụ lục: 01/PL-TNCN – Ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính)
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế sau khi quy đổi x Mức thuế suất theo bảng lũy tiến
VD: 25,4375 triệu x 20% – 1,65 triệu = 3,4375 triệu đồng