Kê khai thuế, quyết toán thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đặc biệt quan trọng đối với những người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Bài viết này sẽ đưa ra những thông tin quan trọng liên quan đến việc tính thuế TNCN được quy định từ năm 2017 đến nay.
I. Thuế thu nhập cá nhân
Các loại thu nhập dưới đây sẽ phải chịu thuế:
1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
– Bao gồm tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh – sản xuất hàng hóa dịch vụ nằm trong các lĩnh vực công nghiệp như: xây dựng, cho thuê nhà, thuê đất, cho thuê mặt bằng, kinh doanh nhà hàng, khách sạn và nhiều hoạt động khác…
– Thu nhập phải đóng thuế là thu nhập cá nhân qua các hoạt động làm ăn độc lập có chứng chỉ hành nghề và giấy phép kinh doanh đàng hoàng theo pháp luật quy định.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả bởi những nhà sử dụng lao động:
– thu nhập là tiền lương, tiền công người lao động được trả từ nhà sử dụng lao động quy ra tiền mặt hoặc trả bằng các hình thức khác.
– thu nhập bao gồm các khoản thù lao, phụ cấp hay trợ cấp
– Tiền công nhận được nhờ làm đại lý – nhà cung cấp, làm môi giới, tiền thưởng có được các giải thưởng NCKH và kỹ thuật, phát minh – sáng chế, tiền thưởng dự án, tiền thưởng từ các hoạt động trình diễn nghệ thuật, giải thưởng khi tham gia các cuộc thi thể thao, tiền công có được từ việc dạy học, quảng bá và rất nhiều khoản thu được khác…
– Thu nhập có được từ việc tham gia các Hội, nhóm, tổ chức như: Hiệp hội nghề nghiệp, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý, Hiệp hội kinh doanh, Ban kiểm soát…
– Bên cạnh đó còn các khoản tiền mặt hoặc không phải là tiền mặt, được bên phía sử dụng lao động chi trả, có thể kể như: tiền điện – tiền nhà – tiền nước – tiền dịch vụ, các khoản bảo hiểm, lương hưu, tiền chăm sóc sức khỏe, các khoản công tác phí, tiền văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền quần áo, tiền vui chơi giải trí, thể thao vượt quá quy định nhà nước; Ngoài ra còn các khoản khen thưởng bằng tiền mặt hoặc không phải tiền mặt trong đó có cả những khen thưởng bằng hình thức chứng khoán.
3. Thu nhập từ việc góp vốn đầu tư
– Tiền lãi thu được từ việc cho tổ, chức, cá nhân, công ty, doanh nghiệp vay theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên
– Tiền cổ phần thu được khi góp vốn cổ phần
– Tiền thu được từ các hoạt động góp vốn tài sản, bằng sáng chế, quyền sử dụng đất…
– Tiền lời từ đầu tư trái phiếu, tái đầu tư…
4. Tiền kiếm được từ chuyển nhượng vốn
– Thu nhập có được khi góp vốn vào các công ty TNHH, Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty hợp danh, các tổ chức kinh tế…
– Khoản thu nhập từ những phát sinh khi chuyển nhượng chứng khoán
5. Khoản tiền kiếm được từ chuyển nhượng bất động sản
– Tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
– Tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản đi liền với đất
– Tiền thu được từ chuyển nhượng quyền quyền sở hữu hay sử dụng nhà ở, bao gồm nhà sẽ được xây dựng trong tương lai
– Tiền thu được từ việc cho thuê mặt bằng, cho thuê đất, thuê mặt nước
– Tiền thu được từ việc ủy thác quản lý bất động sản
6. Khoản tiền kiếm được từ việc trúng thưởng
– Tiền thu được nhờ trúng xổ số, khi mua sản phẩm hàng hóa được trúng thưởng theo luật Thương mại, trúng thưởng khi tham gia cá cược hoặc casino theo pháp luật quy định
7. Tiền bản quyền
Số tiền có thể thu được từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mai
8. Khoản thu nhập nhờ thừa kế
– Thu nhập từ thừa kế chứng khoán, thừa kế vốn trong kinh doanh hoặc các hoạt động kinh tế; thu nhập từ thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật; thừa kế bất động sản…
9. Các khoản thu nhập từ việc được tặng quà
Cá nhân được nhận quà từ các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước, quà tặng có thể là cổ phần hoặc các quyền lợi liên quan đến cổ phiếu, chứng khoán… Quà tặng là quyền được góp vốn trong các công ty, tổ chức, các hoạt động kinh doanh… Quà tặng cũng có thể là những gì liên quan đến bất động sản. Quà tặng được sở hữu và sử dụng các tài sản hợp pháp được đăng ký theo quy định pháp luật.
II. Kê khai và quyết toán thuế
1. Khi nào người nước ngoài phải trực tiếp kê khai thuế với cơ quan thuế?
Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thu nhập được trả từ các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, lãnh sự quán ở Việt Nam nhưng qua khấu trừ thuế thì phải thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo từng quý. Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thu nhập được trả từ các tổ chức hay cá nhân ngoại quốc phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
Trường hợp người lao động có thời gian làm việc dưới 12 tháng hoặc được trả lương từ các công ty khác thì phải tự kê khai thuế trực tiếp tại cơ quan thuế. Khi đi kê khai phải có giấy tờ xác minh thu nhập từ người nộp thuế trước cùng với chứng từ khấu trừ thuế theo thu nhập kèm theo biên lai, thứ ba là chuẩn bị tờ khai quyết toán thuế năm. Cá nhân phải tự kê khai với cơ quan thuế mà không có sự can thiệp của bên sử dụng lao động.
2. Cách thức nộp thuế dành cho người nước ngoài
– Cơ quan thuế sẽ dựa trên hộ chiếu, hợp đồng lao động, thư bổ nhiệm / chứng từ khấu trừ thuế, hợp đồng thuê nhà để quy định phương thức kê khai thuế TNCN phù hợp cho người ngoại quốc.
– Dù là người cư trú hay không cư trú thì đều phải kê khai và quyết toán thuế TNCN cho các khoản thu nhập ở ngoài nước hay Việt Nam. Mỗi cá nhân cư trú và không cư trú sẽ có những khoản chịu thuế/ thuế suất không giống nhau. Thuế TNCN nếu không được kê khai rõ ràng và hợp lệ thì sẽ phát sinh các khoản tiền phạt cho cơ quan thuế những năm sau.
3. Người trả thu nhập phải kê khai thuế trong những trường hợp nào
– Việc kê khai thuế sẽ thực hiện theo tháng và theo quý, nếu trong tháng và quý đó không phát sinh khoản khấu trừ thuế TNCN thì bên phía người trả thu nhập không phải kê khai thuế
– Thực hiện kê khai thuế theo tháng hay quý sẽ được xác định duy nhất 1 lần kể từ tháng đầu tiên phát sinh khấu trừ thuế và cứ thế áp dụng cho cả năm.
4. Những trường hợp lao động cư trú có thu nhập từ tiền lương và hoạt động kinh doanh phải kê khai thuế
– cá nhân,tổ chức kinh doanh nộp thuế theo phương thức kê khai là cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ thủ tục kế toán – hóa đơn – chứng từ; các cá nhân đơn vị không tách biệt các khoản chi phí với doanh thu thì khai thuế theo quý; cá nhân, tổ chức kinh doanh nộp thuế theo cách khoán là những người không thực hiện đúng theo các quy trình kế toán, hóa đơn, chứng từ, không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì sẽ thực hiện khai thuế theo năm; những cá nhân kinh doanh lưu động phải kê khai thuế theo từng lần phát sinh thu nhập; cá nhân kinh doanh dùng hóa đơn do cơ quan thuế bán lẻ theo từng số sẽ thực hiện khai thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh thu nhập; người không kinh doanh nhưng lại phát sinh hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà cần phải có hóa đơn cho khách hàng phải kê khai thuế theo từng lần phát sinh thu nhập; cá nhân hoặc tổ chức có thu nhập từ việc cho thuê nhà, thuê đất, cho thuê mặt nước và các loại tài sản khác sẽ phải khai thuế theo quý hoặc theo từng lần phát sinh.
– Người có cư trú có thu nhập từ tiền lương, kinh doanh phải quyết toán thuế khi phát sinh số thuế phải đóng thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn lại hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế sau trừ một số trường hợp dưới đây:
+ số thuế phải nộp thấp hơn số thuế tạm nộp và cá nhân không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế cho kỳ sau
+ cá nhân, tổ chức chỉ có 1 nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh duy nhất đã nộp thuế theo cách thức khoán
+ Người hoặc là hộ gia đình chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất từ việc cho thuê nhà, thuê đất đã kê khai và nộp thuế tại nơi có nhà, nơi có đất cho thuê
+ Người có hợp đồng lao động trên 3 tháng mà có thêm thu nhập ở các nơi khác 1 tháng thu nhập trung bình không quá 10 triệu và đã được bên sử dụng lao động khấu trừ 10% thuế tại nơi làm việc nếu không có yêu cầu thì không thực hiện quyết toán thuế đối với trường hợp này
+ Người có hợp đồng lao động trên 3 tháng mà có thêm thu nhập khác như cho thuê nhà, thuê đất thu nhập trung bình không quá 10 triệu và đã nộp thuế tại nơi cho thuê nếu không có yêu cầu thì không thực hiện quyết toán thuế đối với trường hợp này
– Các cá nhân, tổ chức sử dụng lao động có quyền quyết toán thuế thay cho người lao động khi:
+ thu nhập của người lao động chỉ có một nguồn duy nhất như đã ghi trong hợp đồng lao động, có thời hạn trên 3 tháng đang trực tiếp làm việc cho đơn vị sử dụng lao động dù họ chưa làm đủ 1 năm
+ bên sử dụng lao động chỉ quyết toán thuế cho người lao động về khoản thu nhập mà người lao động nhận được từ phía sử dụng lao động đó
5. Một số lưu ý khi khai thuế cho một vài trường hợp
– Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam có thêm khoản thu nhập khách ở nước ngoài đã nộp thuế TNCN ở nước ngoài thì số thuế đã nộp ở nước ngoài sẽ được từ đi . Số thuế trừ đi phải ít hơn số thuế phải nộp theo quy định của Việt Nam.
– Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu có mặt ở Việt Nam trong năm dương lịch đầu tiên không quá 183 ngày nhưng nếu tính trong 1 năm liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam lại trên 183 ngày,trường hợp này tính thuế cho kỳ đầu tiên là 1 năm liên tục kể từ khi vào Việt Nam, tính thuế cho kỳ 2 dựa vào năm dương lịch.
– Năm tính thuế đầu tiên cho người nước ngoài: kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày tính đủ 1 năm liên tục. Năm tính thuế thứ 2 kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đã kết thúc hợp đồng hợp đồng, trước khi xuất cảnh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thuế.
– Người cho thuê nhà, cho thuê đất, cho thuê mặt nước và những tài sản khác phải có nghĩa vụ quyết toán thuế TNCN.
– Nếu người nước ngoài khai thuế theo quý hoặc kê khai theo từng khoản phát sinh và kỳ hạn hợp đồng thanh toán từ dưới 1 năm thì toán thuế theo kiểu cá nhân kinh doanh và nộp thuế theo phương thức kê khai.
– Những người thu nhập từ việc làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, hay kinh doanh đa cấp nằm trong diện phải quyết toán thuế thì phải trực tuyến quyết toán với cơ quan thuế
– Những người nằm trong diện miễn giảm thuế do thiên tai, bệnh tật, tai nạn, hỏa hoạn mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công hay hoạt động kinh doanh thì phải trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
– Cá nhân, tổ chức làm kinh doanh nhưng không cư trú mà lại có địa điểm kinh doanh cố định tại Việt Nam thì vẫn phải quyết toán thuế với cơ quan thuế giống như cá nhân, tổ chức có cư trú
III. Thuế suất
1. Đối với trường hợp có cư trú
– Người nước ngoài có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày tính theo 1 năm dương lịch hoặc trong 1 năm liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày xuất cảnh và ngày xuất cảnh được tính là 1 ngày. Thời gian nhập cảnh và thời gian xuất cảnh được chứng thực bởi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu, cũng có thể là giấy thông hành của người đó lúc đến và đi khỏi Việt Nam. Nếu đến và đi trong cùng 1 ngày sẽ được tính chung là 1 ngày cư trú.
– Trường hợp cư trú cho công dân Việt: nơi công dân ở thường xuyên nơi sinh sống thường xuyên của họ, chỗ ở ổn định và không có thời hạn, đã đăng ký thường trú hợp pháp theo pháp luật
– Nơi ở thường xuyên của người nước ngoài là nơi ở thường trú có ghi trên thẻ thường trú hoặc đó là nơi tạm trú ghi trên thẻ tạm trú được cấp bởi cơ quan thẩm quyền.
Những ai không đáp ứng được các điều kiện trên được gọi là cá nhân không cư trú
2. Đối với trường hợp không có cư trú
Thuế suất thuế TNCN của cá nhân không cư trú được tính bằng thu nhập chịu thuế nhân 20% thuế suất. Thu nhập chịu thuế người không cư trú tính như thu nhập chịu thuế người có cư trú.
Đối với người không cư trú vừa làm việc ở Việt Nam vừa làm việc nước ngoài nhưng thu nhập phát sinh tại Việt Nam không tác biệt thì thu nhập chịu thuế tính như sau:
a) Người nước ngoài không có mặt ở Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh ở Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/ Tổng số ngày làm việc trong năm) x Thu nhập trước thuế x Thu nhập chịu thuế khác (Trước thuế) phát sinh tại Việt Nam.
Lưu ý: Tổng số ngày làm việc trong năm được quy định bởi pháp luật Việt Nam.
b) Người nước ngoài có mặt ở Việt Nam
Tổng thu nhập phát sinh ở Việt Nam = (Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/ 365 ngày) x Thu nhập toàn cầu trước thuế x Thu nhập chịu thuế khác (Trước thuế) phát sinh tại Việt Nam.
Thuế suất và căn cứ tính thuế dành cho người có cư trú
Thu nhập tính thuế được tính bằng thu nhập chịu thuế từ các khoản hoạt động kinh doanh, tiền công, tiền lương và nhiều khoản khác có thể đánh giá được và thuế suất. Các khoản thu nhập có thể đánh giá được không bao gồm: các khoản giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm hay hưu trí tự nguyện, các khoản đóng góp cho khuyến học, gây quỹ từ thiện…
Thuế suất TNCN được lũy tiến như sau:
– Thu nhập tính thuế 1- 60 triệu đồng/ năm và 1- 5 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 5%
– Thu nhập tính thuế 60- 120 triệu đồng/ năm và 5- 10 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 10%
– Thu nhập tính thuế 120- 216 triệu đồng/ năm và 10- 18 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 15%
– Thu nhập tính thuế 216- 384 triệu đồng/ năm và 18- 32 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 20%
– Thu nhập tính thuế 384- 624 triệu đồng/ năm và 32- 52 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 25%
– Thu nhập tính thuế 624- 960 triệu đồng/ năm và 52- 80 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 30%
– Thu nhập tính trên 960 triệu đồng/ năm và trên 80 triệu đồng/ tháng: thuế suất là 35%