Quy định về trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

I. Người lao động và sử dụng lao động đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

Kể cả người lao động và phía sử dụng lao động đều phải thực hiện đúng hợp đồng lao động có thời hạn và không có thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
Bắt đầu từ năm 2018, người lao động có thời gian đủ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng và lao động nước ngoài có giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề hợp pháp tại Việt Nam sẽ phải tham gia bảo hiểm lao động và bệnh nghề nghiệp.
Nếu bên phía sử dụng lao động kí kết hợp đồng với nhiều người lao động thì nhà sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp cho từng người nếu họ thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc với mức trích đóng là 0.5%/ quỹ lương căn cứ đóng BHXH của người lao động.


II. Phía sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào khi người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

1. Bên phía sử dụng lao động phải sơ cứu kịp thời, cấp cứu người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thêm nữa, phải ứng trước các khoản chi phí như: sơ cứu, cấp cứu cũng như chi phí điều trị cho người lao động.

2. Thanh toán các khoản chi phí kể cả những chi phí không nằm trong phần được bộ y tế chi trả đối với người lao động có BHYT. Thanh toán tất cả những chi phí liên quan đến y tế cho người lao động không đóng BHYT.

3. Khi người lao động phải nghỉ điều trị và phục hồi sức khỏe do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì bên phía sử dụng lao động cũng phải thanh toán đủ lương cho họ.

4. Trợ cấp, bồi thường cho nạn nhân bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

5. Tạo điều kiện để người lao động được khám, giám định, được chữa trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo pháp luật quy định.

6. Tạo hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

7. Sau quá trình điều trị, bình phục nếu người lao động tiếp tục làm việc thì phía sử dụng lao động phải sắp xếp cho người lao động vị trí công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe.

III. Trách nhiệm bồi thường, trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

1. Quy định về bồi thường:
Những trường hợp phía sử dụng lao động phải bồi thường cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động của họ từ 5% trở lên:
– Tai nạn lao động xảy ra không phải lỗi của người lao động
– Tai nạn lao động xảy ra khi người lao động đang làm công việc được bên sử dụng lao động giao cho, tai nạn ở ngoài khu vực cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, lỗi gây ra tai nạn không phải của người lao động mà của người khác hoặc không tìm được đối tượng gây tai nạn lao động.
Quy định về mức bồi thường:
– người lao động được bồi thường Ít nhất 1.5 tháng lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; tiếp sau nếu cứ tăng 1% thì nạn nhân được cộng thêm 0.4 tháng lương nếu người lao động bị suy giảm từ 11% đến 80% khả năng lao động.
– nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì phải bồi thường tối thiểu là 30 tháng tiền lương cho nạn nhân hoặc bồi thường cho nhân thân trong gia đình nếu nạn nhân chết vì tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.

2. Quy định về trợ cấp
Những trường hợp phía sử dụng lao động phải trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động của họ từ 5% trở lên:
– Tai nạn lao động xảy ra không phải lỗi của người lao động
– Trên đường từ nhà đến chỗ làm hoặc từ chỗ làm về nhà người lao động bị tai nạn với khoản thời gian hợp lý do người khác gây ra hoặc không tìm ra được đối tượng gây tai nạn
Quy định về mức bồi thường:
– Trợ cấp tối thiểu bằng 40% so với mức bồi thường tai nạn lao động tương đương
với mức suy giảm khả năng lao động đã ghi ở mục trên.
– Dựa vào mức lương, khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác để làm chế độ trợ cấp và bồi thường cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà phải nghỉ việc.

3. Một số trường hợp khác đáng lưu ý:
– nếu phía sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động tại các công ty bảo hiểm thì khi bị tai nạn lao động nạn nhân sẽ được chi trả toàn bộ chi phí cũng như hưởng các khoản trợ cấp và bồi thường như trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu tiền bồi thường trợ cấp công ty bảo hiểm trả cho người bị nạn thấp hơn số tiền bồi thường hay trợ cấp ghi ở trên thì bên sử dụng lao động phải thanh toán số tiền còn lại cho nạn nhân hay nhân thân gia đình.
– nếu người lao động chưa được đóng bảo hiểm tai nạn lao động thì bên phía sử dụng lao động vừa phải chi trả bồi thường và trợ cấp như trên vừa phải thanh toán thêm khoản tiền tương đương với tiền bảo hiểm tai nạn lao động do cơ quan BHXH chi trả. Khoản bảo hiểm chi trả có thể là một lần có thể là thanh toán hàng tháng theo thỏa thuận các bên, nếu không thì phải làm theo yêu cầu của người bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.

4. Nguyên nhân người lao động không bị tai nạn lao động nhưng không được bồi thường từ phía sử dụng lao động:
– Mâu thuẫn giữa người lao động và người gây ra tai nạn nhưng không liên quan đến việc thực hiện công việc hay nhiệm vụ do phía sử dụng lao động giao phó.
– Người lao động tự gây thương tích, tự gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân
– Người lao động sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện, ma túy trái pháp luật

IV. Trách nhiệm của cơ quan BHXH
1. Điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động
– Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc hoặc đang trong giờ làm việc, giờ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, tắm rửa, vệ sinh, làm vệ sinh kinh nguyệt, cho con bú.
– Tai nạn xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc nhưng phải thực hiện các nhiệm vụ được giao bởi bên sử dụng lao động
– Tai nạn xảy ra trên đường từ chỗ làm về nhà hoặc từ nhà đến chỗ làm với thời gian hoặc quãng đường hợp lý.
– Khả năng lao động bị suy giảm 5% do tai nạn lao động

2. Điều kiện để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
– Nạn nhân bị bệnh nghề nghiệp nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được ban hành bởi Bộ Y tế
– Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

3. Mức trợ cấp

a. Trợ cấp 1 lần
– Người lao động được trợ cấp 1 lần trong trường hợp khả năng lao động suy giảm từ 5% đến 30%.
– Quy định về mức trợ cấp 1 lần:
+ Khả năng lao động bị suy giảm 5% thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở, nếu cứ giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0.5 mức lương cơ sở
+ Ngoài ra, người bị tai nạn lao động còn được hưởng trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, số năm đóng bảo hiểm từ 1 năm trở xuống thì được tính 0.5 tháng, sau đó cứ thêm 1 năm đóng vào quỹ được tính thêm 0.3 tháng lương đóng vào quỹ của tháng liền trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định là mắc bệnh nghề nghiệp; nếu bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ Bảo hiểm hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương của chính tháng đó làm căn cứ tính trợ cấp.

b. Trường hợp trợ cấp hàng tháng
– Người lao động được trợ cấp hàng tháng khi khả năng lao động suy giảm từ 31% trở lên
– Quy định về mức trợ cấp hàng tháng:
+ Người lao động được trợ cấp hàng tháng khi khả năng lao động suy giảm từ 31% sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở; cứ giảm thêm 1% khả năng lao động nữa thì được tính thêm 2% mức lương cơ sở
+ Ngoài ra, người bị tai nạn lao động còn được hưởng trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, số năm đóng bảo hiểm từ 1 năm trở xuống thì được tính 0.5%, sau đó cứ thêm 1 năm đóng vào quỹ được tính thêm 0.3%. tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định là mắc bệnh nghề nghiệp; nếu bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ Bảo hiểm hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương của chính tháng đó làm căn cứ tính trợ cấp.

c. Trường hợp trợ cấp cho người chết do tai nạn lao động
Thân nhân của nạn nhân sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động tử vong và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định pháp luật nếu:
– đang làm thì người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– đang điều trị lần đầu tiên do tai nạn lao động, nghề nghiệp thì nạn nhân bị chết
– nạn nhân bị chết trong thời gian điều trị mà chưa kết luận được mức độ suy giảm khả năng lao động

4. Giám định sức khỏe chi phí như thế nào
– nếu mức độ suy giảm khả năng lao động dưới 5% thì chi phí giám định cho người lao động sẽ được bên sử dụng lao động chi trả
– nếu mức độ suy giảm khả năng lao động trên 5% và đủ điều kiện hưởng bồi thường trợ cấp thì chi phí giám định sức khỏe được chi trả bởi quỹ bảo hiểm xã hội.

Leave A Comment