Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ và cụ thể về việc tuyển dụng và vào làm việc tại Việt Nam của người nước ngoài. Bài viết này sẽ trình bày những thủ tục và điều kiện để người người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng như các lưu ý khi tuyển dụng lao động nước ngoài.
Để làm việc tại Việt Nam, người lao động nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện gì
– Có sức khỏe, khả năng nhận thức, có trình độ, tay nghề tương ứng với công việc
– Bản thân không phạm tội, không bị luật pháp quốc tế hay luật pháp Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự
– Có giấy phép lao động được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam
– Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải tuân thủ luật pháp của Việt Nam, tuân thủ các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và những quy định khác được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam
Khi nào được phép tuyển dụng lao động nước ngoài
Bên phía tổ chức cá nhân sử dụng lao động chỉ được phép tuyển dụng lao động nước ngoài vào các vị trí mà người Việt Nam chưa thể đáp ứng được yêu cầu công việc như chuyên gia, cán bộ kĩ thuật, giám đốc điều hành, quản lý…
Bên phía tổ chức cá nhân sử dụng lao động khi tuyển dụng lao động nước ngoài phải giải trình với cơ quan có thẩm quyền về lí do sử dụng lao động và cơ quan đó phải gửi văn bản chấp thuận thì mới được sử dụng lao động.
Những thủ tục cần tuân thủ sau khi được cấp giấy phép lao động
1.Về phía tổ chức, cá nhân sử dụng lao động
– Theo luật lao động, bên phía sử dụng lao động phải hoàn thiện hồ sơ nhân viên để chuẩn bị kê khai và quyết toán thuế sau này
– Khai báo với các cơ quan chức năng việc sử dụng lao động
– Khai báo và nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài theo luật bảo hiểm
– Đăng ký cho người lao động mã số thuế cá nhân, khấu trừ các khoản thuế hàng tháng cho người lao động và nộp thay cho họ
– Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động lưu ý rằng, thời gian làm thủ tục quyết toán năm đầu tiên cho lao động ngoại quốc tính trong thời gian 12 tháng liên tiếp kể từ ngày đầu tiên họ đến tại Việt Nam và từ ngày thứ 183 trở lên
– Lập và nộp báo cáo kê khai thuế hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo quy định hiện hành
– Khi hợp đồng lao động với người nước ngoài chấm dứt, bên sử dụng lao động cần phải làm thủ tục hủy giấy phép lao động kèm theo thẻ tạm trú của người nước ngoài.
2. Về phía người lao động nước ngoài
– Hoàn thành thủ tục tạm trú có hiệu lực 2 năm tương đương với visa
– Đến công an địa phương đăng ký tạm trú
– Thu thập hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm, giấy xác nhận thu nhập, hợp đồng thuê nhà, danh sách người phụ thuộc, hóa đơn học phí của con cái (nếu có) và các chứng từ khấu trừ thuế cho những khoản thu nhập khác… Những giấy tờ, hồ sơ, và chứng từ này sẽ phục vụ cho việc kê khai – quyết toán thuế thu nhập cá nhân sau này.
– Nếu là người cư trú, có nhiều nguồn thu nhập trong nước và ngoài nước thì phải làm thủ tục quyết toán thuế trực tiếp với Cục thuế địa phương tránh trường hợp bị phạt hành chính sau này.
– Phải xin ra hạn giấy phép lao động trước ngày hết hạn khoảng 90 ngày
– Trước khi kết thúc công việc và rời Việt Nam, lao động nước ngoài cần xin giấy tờ xác nhận đã hoàn thành việc đóng các khoản thuế.