Thước đo trong Quản lý nhân sự – Bradford Factor

Trong mỗi doanh nghiệp, để có thể quản lý nhân sự và đánh giá hiệu quả thời gian làm việc, chúng ta phải sử dụng các chỉ số như: số ngày nghỉ việc trung bình, số ngày vắng mặt và thời gian sử dụng làm việc của mỗi nhân viên… Tuy nhiên, những chỉ số này chỉ xét ở khía cạnh thời gian chứ chưa phải mức độ tác động đến công việc trong mối quan hệ tác động với người khác. Đó là lý do chúng ta nên sử dụng Bradford Factor (BF), đây là chỉ số không những chỉ ra sự ảnh hưởng của việc nghỉ việc đến hiệu quả công việc mà còn đo lường sự chuyên cần của mỗi nhân viên. BF chỉ ra sự ảnh hưởng đến công việc của một nhân viên nếu số ngày nghỉ quá mức cho phép.

Xem thêm mục >>  Phân hệ đánh giá nhân viên

#1 Bradford có thực sự cần thiết?

Thuật ngữ “BRADFORD FACTOR được ra đời bởi trường Đại học Quản lý Bradford (The Bradford University School of Management) những năm 1980. Đây không chỉ là thước đo mức độ chuyên cần mà còn tác động của sự nghỉ việc đến hiệu quả công việc.

#2 Bradford Factor được xác định như thế nào?

Công thức tính BRADFORD FACTOR như sau:

BF = S x S x D

S: là số lần nghỉ làm thực tế trong kỳ (không bao gồm những ngày nghỉ theo chế độ mà thuộc quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật như nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ cưới…) Ví dụ trong năm anh A nghỉ 10 lần. Vậy S là số 10. Số lần này lấy từ những lần nghỉ có xin phép và không xin phép tức là số lần nghỉ làm.

D: là tổng số ngày nghỉ trong kỳ. Ví dụ tổng 10 lần anh A nghỉ là 20 ngày. Vậy D là 20. Số ngày nghỉ này được xác định bao gồm có giấy xin phép và không xin phép.

Có thể thấy rõ hơn qua ví dụ:

Trường hợp 1: Anh A nghỉ 10 lần, tổng số ngày nghỉ 20 ngày => BF = 10 x 10 x 20 = 2000

Trường hợp 2: Anh B nghỉ 1 lần, tổng số ngày nghỉ 20 ngày => BF = 1 x 1 x 20 = 20

Trường hợp 3: Anh C nghỉ 1 lần, tổng số ngày nghỉ là 30 ngày => BF = 1 x 1 x 30 = 30

Như vậy, mặc dù tổng số ngày nghỉ của 2 người là 20 ngày nhưng chỉ số BF của A gấp B 100 lần cho thấy A nghỉ nhiều hơn B do mức gián đoạn trong công việc của A nhiều hơn B 10 lần.

Ta thấy, mặc dù tổng số ngày nghỉ của C (30 ngày) lớn hơn A (20 ngày) nhưng BF của A lớn hơn C do mức độ gián đoạn của A lớn hơn C 10 lần.

#3 Bradford Factor được áp dụng trong quản trị như thế nào?

Bradford factor được sử dụng để xác định tiêu chuẩn và giới hạn về số ngày nghỉ của nhân viên để họ có thể điều chỉnh thái độ làm việc của mình. Sau khi đã xác định được chỉ số BF theo công thức đã cho, ta sẽ sử dụng thang đo để xác định chỉ số BF thuộc vùng nào của thang đo, từ đó đưa ra những định hướng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến năng suất của công việc.

Thang đo được chia thành 4 vùng chính như sau:

  1. Vùng an toàn:

BF trong vùng này được coi là bình thường

  1. Vùng quan tâm: Nếu BF thuộc vùng này thì người quản lý sẽ cần phải lưu ý để xem xét kỷ luật.
  2. Vùng quan ngại: Nếu BF thuộc vùng này thì người quản lý sẽ đưa ra những kỷ luật của Công ty và pháp luật lao động (cảnh báo bằng miệng/văn bản, kéo dài thời hạn nâng bậc lương hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn…)
  3. Vùng nghiêm trọng: BF sẽ bị sa thải nếu thuộc vùng này.

Như vậy, BF là một trong những chỉ số quan trọng, là công cụ hữu hiệu trong quản lý nhân sự giúp quản trị nguồn nhân lực và nâng cao hiệu suất công việc của công ty, doanh nghiệp.

#4. Sử dụng chỉ số báo cáo Bradford Factor với AZZA HRM đúng cách

Giải pháp quản trị nhân sự AZZA sẽ giúp bạn:

  1. Đo chỉ số BF của mỗi người qua các năm và so sánh giữa các nhân viên với nhau.
  2. Đo chỉ số BF trung bình theo chi nhánh, phòng ban, bộ phận.

Hãy sử dụng AZZA HRM để báo cáo một cách nhanh chóng, chính xác và các chỉ số BF trong công ty, doanh nghiệp của bạn.

Leave A Comment