Ở bài viết này, Azza cung cấp cách Trích dữ liệu CCCD tự động bằng máy đọc thẻ CCCD chuyên dụng trên thị trường. Cũng như lý do tại sao máy đọc thẻ CCCD là công cụ cần thiết trong công tác thủ tục hành chính.
1. Những thông tin cần trích dữ liệu CCCD tự động
Xem thêm >> Có dùng đầu đọc thẻ căn cước công dân có gắn chip đọc giấy tờ khác được không?
Xem thêm >> Mua đầu đọc thẻ CCCD ở đâu uy tín đảm bảo chất lượng?
Đầu đọc thẻ căn cước công dân là thiết bị giúp các cơ quan, tổ chức, đơn vị xác thực thông tin trên căn cước công dân gắn chip một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Các thông tin cần kiểm tra – xác minh trên CCCD gắn chip bao gồm: thông tin cá nhân, nhận dạng, sinh trắc học, thông tin liên kết. Cụ thể:
- Số CCCD
- Họ tên
- Giới tính
- Dân tộc
- Tôn giáo
- Đặc điểm nhận dạng khuôn mặt/vân tay/sinh trắc học
- Ngày sinh
- Ngày cấp CCCD
- Ngày hết hạn CCCD
- Quê quán
- Hộ khẩu TT
- Họ tên bố mẹ
- Vợ/chồng
- Thông tin liên kết ngân hàng
- Thông tin bảo hiểm
- Thông tin đóng thuế
- Hải quan
Nếu chủ thẻ có liên kết với các tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, hải quan,… thì dữ liệu cũng sẽ được cung cấp trên phần mềm. Điểm cộng cho thiết bị này là có thể tích hợp với các phần mềm quản lý khác như: quản trị hệ thống, phần mềm quản trị nhân sự, kế toán, quản lý thuế và bảo hiểm,…vô cùng tiện lợi.
* Kết luận: Máy đọc thẻ có thể quét được tất cả thông tin được liên kết với thẻ CCCD gắn chip từ thông tin cá nhân đến các tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, thuế, hải quan,…
2. Các cách trích dữ liệu CCCD tự động thông dụng nhất
Hiện nay, để trích dữ liệu CCCD tự động người ta thường sử dụng 4 cách dưới đây:
2.1 Quét qua máy đọc thẻ CCCD gắn chip chuyên dụng
Đầu đọc thẻ CCCD là thiết bị kiểm tra thông tin trên căn cước chính xác và nhanh nhất. Đây là thiết bị được chính phủ cho phép sử dụng được tại các đơn vị hành chính, trụ sở, cơ quan chức năng, doanh nghiệp,…
Nhìn chung đây là giải pháp quét căn cước công dân hiện đại và chính xác nhất được chính phủ yêu cầu sử dụng bắt buộc tại các cơ sở hành chính. Đối với cá nhân muốn kiểm tra thông tin trên căn cước có thể sử dụng phương pháp quét qua Zalo.
2.2 Quét mã công dân căn cước bằng Zalo
Zalo là ứng dụng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, ngoài các chức năng liên quan đến tin nhắn, trò chuyện, thanh toán,… Zalo còn có tính năng quét mã QR để xác minh giấy tờ có gắn chip. Để thực hiện quét mã CCCD trên Zalo thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Cài ứng dụng Zalo về điện thoại và truy cập vào ứng dụng để tạo tài khoản.
- Bước 2: Ở phần trên cùng bên phải trọn vào biểu tượng mã code để quét mã trên thẻ CCCD.
- Bước 3: Hướng camera điện thoại vào mã QR Code của tấm thẻ CCCD để nhận diện và bắt đầu quét thông tin.
- Bước 4: Sau khi quét mã CCCD xong, điện thoại sẽ rung lên vì đã nhận diện mã QR Code. Màn hình hiện thông tin CCCD của chủ thẻ bao gồm: Số căn cước công dân 12 số (hoặc số căn cước công dân 12 số cũ chưa gắn chip, chứng minh dân dân 9 số cũ), ngày cấp số CMND / CCCD, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú.
Nếu người dùng tích hợp mã QR với các thông tin khác như bằng lái xe, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, bảo hiểm, thuế,… thì sau khi quét mã có thể xuất hiện được cả những thông tin này thay vì phải kê khai nhiều lần.
2.3 Quét mã CCCD qua app iCheck Scanner
iCheck Scanner là app quét mã được sử dụng trong bán hàng, kinh doanh, check code nước ngoài, thậm chí là các mã QR giấy tờ trong đó có CCCD. Để quét căn cước công dân gắn Chip trên app iCheck Scanner, thực hiện những bước sau:
- Bước 1: Cài app iCheck Scanner và đăng nhập tài khoản
- Bước 2: Thực hiện quét mã CCCD. Ngay khi mở ứng dụng iCheck Scanner màn hình sẽ hiển thị ra khu vực quét mã. Hướng camera về phía mã QR Code trên CCCD vừa khung hình.
- Bước 3: Đọc kết quả. Các thông tin chủ thẻ sẽ xuất hiện sau khoảng 5 đến 10s.
Lưu ý: Đối với ứng dụng iCheck Scanner không phải phần mềm chuyên dụng để kiểm tra thông tin trên căn cước do đó có thể sai sót hoặc gặp sự cố khi quét mã. Phần mềm này phù hợp để sử dụng check hàng chính hãng trong các hoạt động kinh doanh buôn bán hơn.
2.4 Quét mã thẻ CCCD gắn chip bằng Google Lens
Google Lens là một trong những app miễn phí để quét mã QR code. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để kiểm tra thông tin trên căn cước công dân. Để thực hiện quét mã bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tải phần mềm Google Lens và mở ứng dụng đăng nhập vào app
- Bước 2: Chọn nút Camera để quét mã CCCD và chờ khoảng 10s
- Bước 3: Ngay sau khi nhận diện được thông tin, màn hình sẽ hiển thị các thông tin chủ thẻ bao gồm: Số căn cước công dân 12 số (hoặc số căn cước công dân 12 số cũ chưa gắn chip, chứng minh dân dân 9 số cũ ), ngày cấp số CMND / CCCD, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú….
Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên sử dụng cho cá nhân muốn kiểm tra thông tin cá nhân của mình hoặc người thân. Đây không phải phương pháp có thể áp dụng tại các cơ sở, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị công lập,…
3. Tại sao nên sử dụng đầu đọc chuyên dụng để trích dữ liệu CCCD tự động?
Nếu các app điện thoại có thể sử dụng để check thông tin trên CCCD tại sao các cơ quan chức năng không sử dụng để trích xuất dữ liệu CCCD tự động mà cần áp dụng máy đọc chuyên dụng?
3.1 Do thực trạng kiểm tra bằng các app điện thoại không chính xác
Thẻ căn cước công dân gắn chip được triển khai đồng bộ sau tháng 12/2021 nhằm quản lý thông tin điện tử, tránh tình trạng giả mạo giấy tờ. Tuy nhiên với thiết bị gắn chip trên thẻ đặt ra cho các cơ quan hành chính một bài toán kiểm tra, xác thực thông tin. Tại nhiều đơn vị, vẫn sử dụng app kiểm tra mã code trên điện thoại hoặc ứng dụng Zalo quét mã. Đây là một trong số cách cách kiểm tra thông tin CCCD tuy nhiên phát sinh một số vấn đề tồn đọng như:
- Không đảm bảo tính chính xác: Các app điện tử không phải thiết bị chuyên dụng do đó có thể dễ dàng bị kẻ xấu làm giả giấy tờ qua mặt
- Thời gian kiểm tra khá mất thời gian: Các app có thể bị giới hạn số lần quét mã, mỗi lần quét mã có thể mất một vài phút.
3.2 Đầu đọc thẻ CCCD có thể loại bỏ tình trạng giả mạo giấy tờ
Theo điều tra của Chính phủ năm 2020 có hơn 1000 vụ làm giả giấy tờ, chứng minh thư, căn cước công dân đã bị phát hiện tại các tỉnh trên cả nước. Động cơ của việc làm giả căn cước của kẻ xấu nhằm dùng thông tin cá nhân của chủ thẻ để vay vốn ngân hàng, rút tiền ngân hàng của chủ thẻ hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chiếm đoạt tài sản, lừa đảo lòng tin của người khác.
Bởi vậy, các cơ quan chức năng nhận định: “ không thể sử dụng Zalo hay các loại app check code thông thường khi kiểm tra căn cước công dân tại các quầy thủ tục hành chính được. Bởi các phương tiện này không phải công cụ chuyên dụng sẽ khiến kẻ xấu có thể lợi dụng kẽ hở để qua mắt cơ quan chức năng dễ dàng”. Sử dụng máy đọc thẻ chuyên dụng có thể tháo gỡ khó khăn này đảm bảo kiểm tra – xác minh chính xác dữ liệu chủ thẻ không để kẻ xấu lợi dụng.
3.3 Đầu đọc chuyên dụng có thể tự động cập nhật dữ liệu lên phần mềm
Đầu đọc thẻ CCCD có thể tích hợp được với các phần mềm quản trị từ khu vực quản lý công đến quản lý tại các doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ: doanh nghiệp có thể tích hợp thiết bị với phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự để đọc thông tin nhân sự và tự động cập nhật lên phần mềm cũng như đồng bộ thông tin nhân viên lên các phần mềm khác như: tính lương, bảo hiểm, thuế,…
3.4 Tăng năng suất làm việc
Ở các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính hiện nay hầu hết kiểm tra thông tin chủ thẻ bằng app check code khá mất thời gian và không đảm bảo chính xác dữ liệu. Mặt khác, người dân vẫn cần phải khai báo giấy các thông tin cá nhân của mình khiến quy trình giải quyết hồ sơ có thể mất 25 đến 30 phút.
Với đầu đọc thẻ chuyên dụng, một giao dịch viên có thể giải quyết hồ sơ phát sinh trong thời gian ngắn từ 5 đến 7 phút. Như vậy tổ chức có thể tăng hiệu suất làm việc giải quyết được nhiều trường hợp hồ sơ hành chính hơn khi áp dụng.
Chính vì lẽ đó, Thiếu tướng Tô Văn Huệ, Cục trưởng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) khẳng định: “Loại chip này phải có đầu đọc chuyên dụng mới trích xuất được thông tin chính xác nhất. Các cơ quan, tổ chức tùy theo nhiệm vụ sẽ được trang bị máy đọc thông tin phù hợp với chức năng giải quyết thủ tục hành chính”.
Cảm ơn quý đọc giả đã đón đọc bài viết “Cách trích dữ liệu CCCD tự động bằng máy đọc thẻ CCCD mới nhất”. Hy vọng bài viết sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho quý đọc giả để lựa chọn thiết bị đọc thẻ phù hợp nhất với ngành đang công tác.
Để tham khảo và mua sản phẩm đầu đọc thẻ căn cước công dân có gắn chip, vui lòng click vào link dưới đây:
Identiv uTrust 4701 F hoặc xem thêm các bài khách về Căn cước công dân gắn chíp